Category Khởi nghiệp
thiết kế menu quán cà phê

Khám phá cách thiết kế menu quán cà phê hiệu quả: Từ lựa chọn hình thức menu, bố cục hợp lý đến cách sử dụng hình ảnh và màu sắc.

Menu quán cà phê không chỉ là danh sách thức uống mà còn là công cụ giao tiếp đầu tiên với khách hàng. Một mẫu menu được thiết kế đẹp mắt và khoa học không chỉ giúp giới thiệu sản phẩm. Mà còn tạo dấu ấn mạnh mẽ, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Đồng thời, menu được trình bày hợp lý còn hỗ trợ nhân viên tăng hiệu quả bán hàng. Cùng tìm hiểu cách thiết kế menu quán cà phê ấn tượng và chuyên nghiệp qua bài viết này.

1. Tại sao cần thiết kế menu quán cà phê?

Một mẫu menu bắt mắt có thể gây ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu ghé quán. Bản chất menu là công cụ giới thiệu những sản phẩm kinh doanh của quán đến khách hàng. Vậy nên, việc thiết kế menu quán cà phê một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp khách hàng lựa chọn đa dạng món. Những thông tin trên menu nếu được thiết kế đẹp, với câu chữ và bố cục hợp lý còn giúp nhân viên “push sale” dễ dàng hơn.

menu quán cà phê

2. Các hình thức menu quán cà phê phổ biến

Dưới đây là 5 hình thức menu quán cà phê thông dụng nhất hiện nay mà LiC Agency muốn giới thiệu đến bạn:

2.1. Hình thức menu một tờ

Tất cả các sản phẩm của quán đều được thiết kế trên một tờ duy nhất. Để khách hàng thuận tiện hơn trong việc chọn món. Kiểu menu này không chỉ tiết kiệm chi phí và còn giúp việc thêm/bớt món hay điều chỉnh giá trở nên linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, việc này khiến cho món đồ uống “best seller” của quán không được nhấn mạnh. Và tổng thể menu khá đơn điệu, không thu hút và có sự nổi bật.

2.2. Hình thức menu đóng thành tập

Nếu quán cà phê của bạn kinh doanh nhiều món đồ uống khác nhau thì bạn nên lựa chọn hình thức này. Vì diện tích trình bày thức uống khá lớn nên bạn có thể chia đồ uống thành nhiều nhóm khác nhau. Thậm chí có thể thêm cả hình ảnh minh họa để khách hàng dễ dàng hình dung món sẽ gọi. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc giá thành để thiết kế menu sẽ cao hơn.

2.3. Hình thức menu để bàn

Thông thường các quán cafe nhỏ sẽ áp dụng hình thức này. Vì menu để bàn không yêu cầu thiết kế cầu kỳ hay chi phí thiết kế cao. Mẫu menu này sẽ phù hợp nhất với các mô hình cafe sau đây:

  • Quán cafe có quy mô vừa và nhỏ, ít món.
  • Quán cafe kinh doanh đồ ăn nhanh và đồ uống đơn giản.
  • Quảng bá các sản phẩm mới của quán, hoặc giới thiệu ưu đãi hấp dẫn.

2.4. Hình thức menu gập đôi, gập ba

Bạn có thể thiết kế menu theo hình thức gập đôi, gập ba để gây ấn tượng với khách hàng. Kiểu menu này sẽ bao gồm logo và hình ảnh của quán vô cùng bắt mắt. Khách hàng sẽ thấy một loạt sản phẩm hấp dẫn khi mở menu. Bạn cần phải cẩn thận và tỉ mỉ trong việc thiết kế loại menu này. Vì kiểu thực đơn này khá cầu kỳ.

menu cà phê gập đôi

2.5. Hình thức menu dạng bảng

Kiểu menu này giống như một chiếc bảng quảng cáo, thường được đặt ở quầy pha chế hoặc cổng quán. Để khách hàng dễ gọi món. Bạn cũng có thể thiết kế kiểu bảng điện tử và đặt ở gần khu vực quầy thu ngân nếu quán có quy mô lớn. Loại menu này được đánh giá là sang trọng và đẹp, phù hợp với nhiều hình thức kinh doanh.
Trên bảng menu, thông tin về tên đồ uống, giá cả và các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn có thể được trình bày một cách rõ ràng. Đặc biệt, thiết kế menu dưới dạng bảng cũng giúp việc cập nhật, thay đổi. Hoặc bổ sung thông tin trở nên đơn giản và tiện lợi.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại menu này là chi phí sản xuất khá cao. Nếu chọn kiểu bảng viết tay, không phải quán cafe nào cũng có khả năng tạo ra một thiết kế vừa thẩm mỹ vừa phù hợp với phong cách của quán.

3. Hướng dẫn cách thiết kế menu quán cà phê chi tiết

3.1. Lựa chọn và phân nhóm đồ uống trong menu

Để thiết kế một menu hấp dẫn, trước tiên cần xác định rõ các loại thức uống sẽ bán và đảm bảo chúng phù hợp với khách hàng mục tiêu. Một thực đơn hoàn chỉnh nên có món đặc trưng. Để tạo dấu ấn riêng cho quán, đặt ở vị trí nổi bật trên menu nhằm thu hút sự chú ý. Các nhóm đồ uống có thể được sắp xếp như sau:

  • Nhóm cà phê:
    • Cà phê truyền thống: Cà phê đen, cà phê sữa,…
    • Cà phê sáng tạo: Cà phê dừa, cà phê bơ, cà phê kem, cà phê trứng,…
    • Cà phê pha máy: Espresso, Latte, Cappuccino,…
  • Thức uống bổ dưỡng: Nước ép, sinh tố, sữa chua,…
  • Nhóm trà: Trà trái cây, trà sữa, trà túi lọc, trà hiện đại,…
  • Kem: Nhiều hương vị khác nhau, bán lẻ hoặc theo combo.
  • Nước uống phổ biến: Soda, nước ngọt, nước suối,…
  • Món ăn kèm: Bữa sáng, bữa trưa, hoặc đồ ăn vặt.

Ngoài ra, có thể bổ sung:

  • Đồ uống theo xu hướng: Các món hot trend tuy không bền vững nhưng sẽ giúp tăng doanh thu tạm thời và thu hút khách hàng mới.
  • Combo khuyến mãi: Kích thích tiêu dùng với các chương trình. Như mua 3 tặng 1, mua nước tặng đồ ăn, hoặc giảm giá combo.

tách cà phê

3.2. Vị trí đồ uống trên menu

Khi thiết kế menu, cần chú ý đến vị trí đặt các món đồ uống nổi bật. Đặt những món đặc trưng hoặc bán chạy ở các điểm dễ nhìn. Như phần giữa hoặc góc trên cùng. Với menu dọc, các món nổi bật nên đặt ở khoảng 2/3 chiều dài menu. Với menu gấp, khách hàng thường nhìn theo hình zíc zắc. Do đó cần cân nhắc sắp xếp các nhóm thức uống sao cho hợp lý và thu hút.

3.3. Quản lý giá bán trên menu

Đặt giá lẻ thay vì giá chẵn: Ví dụ, thay vì 40.000 VNĐ, có thể đặt giá là 39.000 VNĐ. Con số lẻ này tạo cảm giác món đồ uống rẻ hơn, mặc dù lợi nhuận không bị ảnh hưởng.
Cách tính giá bán đồ uống: Giá 1 ly cà phê = Giá thành đồ uống*100/ 35.
Ví dụ: Bạn sử dụng 30gr cafe xay để pha đồ uống, giá vốn khoảng 4.000 VNĐ. Đường, sữa, đá khoảng 3.000 VNĐ. Tổng giá vốn nguyên liệu là: 7.000 VNĐ. Vậy giá thấp nhất để bán ly cà phê của bạn sẽ là: (7000*100)/35 = 20.000 VNĐ. Số tiền 20.000 VNĐ này chính là giá thấp nhất để thu lợi nhuận từ cốc cà phê được bán ra. Đủ để đáp ứng được chi phí mặt bằng, thuê nhân sự và có được một phần lợi nhuận.

4. Cần lưu ý gì khi thiết kế menu quán cà phê?

Tạo sự đồng bộ với concept quán

Menu cần phản ánh rõ phong cách chung của quán. Giúp khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp và thống nhất của quán ngay từ cái nhìn đầu tiên. Theo nhiều nghiên cứu, khách hàng thường bị thu hút bởi hình ảnh lớn, màu sắc chân thực và không quá rườm rà. Vì thế, hãy ưu tiên những hình ảnh nổi bật, sắc nét để gây ấn tượng mạnh về chất lượng quán.

Lựa chọn màu sắc thu hút

Nếu không có concept màu chủ đạo, màu xanh dương là lựa chọn phù hợp. Bởi nó kích thích vị giác của khách hàng và tác động đến việc họ gọi đồ uống.
Đối với các quán phục vụ thêm đồ ăn, màu đỏ là lựa chọn lý tưởng hơn. Vì nó khơi gợi cảm giác đói, giúp gia tăng khả năng gọi thêm món của khách hàng.

Sắp xếp bố cục menu hợp lý

Một menu hiệu quả cần có bố cục rõ ràng, cân đối, chia nhóm thức uống hợp lý. Để khách hàng dễ dàng chọn món. Tránh các chi tiết làm nổi bật giá ngay sau tên món. Vì điều này có thể khiến khách cảm thấy không thoải mái.
Menu cơ bản nên gồm 3 phần chính:

  • Tên món
  • Mô tả ngắn gọn: Ví dụ: “Soda mùa hè mát lạnh, kết hợp giữa chanh tươi và hương bạc hà dịu dàng.”
  • Giá tiền
Chọn font chữ dễ đọc, bố cục thoáng đãng

Font chữ cần đơn giản, dễ đọc và không bị lỗi khi sử dụng tiếng Việt. Khoảng cách giữa các dòng nên được thiết kế hợp lý, tránh dính sát nhau gây khó chịu. Hãy sử dụng màu chữ tương phản với nền để tăng mức độ rõ ràng:

  • Nền sáng: Chữ đậm màu (đen, nâu).
  • Nền tối: Chữ sáng màu (trắng, vàng nhạt).

menu hai mặt

Sử dụng biểu tượng và hình ảnh minh họa

Bên cạnh các thông tin cơ bản như nhóm đồ uống, tên món và giá, bạn có thể tận dụng các ký hiệu, hình ảnh minh họa. Để làm menu thêm sinh động. Ví dụ: Đánh dấu món bán chạy bằng biểu tượng ngôi sao hoặc nút “like”. Hay sử dụng màu sắc nổi bật cho các món đặc biệt để thu hút sự chú ý.

Khai thác góc phải của menu

Theo nghiên cứu, góc trên bên phải là khu vực được khách hàng chú ý nhiều nhất. Vì vậy, đây là nơi lý tưởng để đặt những món chủ đạo hoặc cần đẩy mạnh doanh số. Kèm theo đó, bạn nên bổ sung hình ảnh bắt mắt và dòng mô tả hấp dẫn. Tuy nhiên, không nên đặt các món giá cao nhất vào vị trí này để tránh tâm lý e dè khi gọi món.

Chọn chất liệu menu phù hợp

Chất liệu menu cũng là yếu tố quan trọng giúp tạo ấn tượng với khách hàng:

  • Menu bảng: In trên bìa cứng, có lớp chống nước.
  • Menu bìa: Sử dụng bìa da hoặc gỗ nhẹ, tạo cảm giác sang trọng.
  • Menu gấp: Ép nhựa hoặc ép dẻo để dễ dàng bảo quản và sử dụng.
  • Menu sách: Chọn chất liệu da cao cấp, dễ lau chùi, với thiết kế tối giản và tinh tế.

5. Tạm kết

Thiết kế menu quán cà phê là một nghệ thuật đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa thẩm mỹ và tính tiện dụng. Menu đẹp mắt không chỉ gia tăng thiện cảm mà còn góp phần thúc đẩy doanh số và trải nghiệm khách hàng. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trong bài viết, bạn sẽ dễ dàng thiết kế được một menu thật sự ấn tượng và phù hợp với phong cách quán của mình. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top