Sai lầm khi bán phòng trên các kênh OTA và cách khắc phục

sai lầm của khách sạn khi bán phòng trên OTA

Các khách sạn ngày nay thường mắc một số sai lầm khi bán phòng trên các kênh OTA. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Trong ngành du lịch và lữu trú hiện đại, việc hợp tác với các kên OTA (Online Travel Agency) đã trở nên phổ biến. Có thể kẻ đến như như Booking.com, Agoda hay Expedia,… Các kênh OTA này đã trở thành cách hiểu quả để tiếp cận đối tượng khách hàng rộng. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sử dụng các kên OTA cũng mang lại kết quả tốt. Đó là khi nếu khách sạn không biết quản lý hợp lý. Dưới đây là những sai lầm khi bán phòng trên các kênh OTA phổ biến cần tránh và cách khắc phục để tối ưu hóa doanh thu.

sai lầm của khách sạn khi bán phòng trên OTA

1. Cập nhật phòng trống và giá bằng tay

Việc quản lý thông tin phòng trống và giá trên các kên OTA bằng tay tốn nhiều thời gian và dễ gây sai sót. Những sai sót như đặt phòng quá số lượng hoặc mâu thuẫn về giá đối với các kên khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của khách sạn.

cập nhật giá phòng bằng tay sai lầm khi bán phòng trên ota

Giải pháp:
Áp dụng các hệ thống quản lý kên phân phối (Channel Manager) để tự động hóa dữ liệu phòng trống và giá trên nhiều kên OTA. Cách làm này giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian quản lý.

2. Mức giá không nhất quán giữa các kênh

Việc thiết lập giá khác nhau trên từng kên OTA đôi khi được thực hiện để đáp ứng mức hoa hồng khác nhau. Tuy nhiên, điều này có thể khiến khách hàng nhầm lẫn và ảnh hưởng đến uy tín của khách sạn.

Giải pháp:
Xây dựng chính sách giá đồng nhất trên tất cả các kên OTA. Đồng thời, có thể cung cấp nhiều giá trị gia tăng khác như đóng gói dịch vụ hoặc khuyến mãi.

3. Thiếu linh hoạt trong chiến lược giá

Thị trường du lịch thay đổi liên tục, với nhu cầu của khách hàng biến động theo mùa, ngày trong tuần và các sự kiện đặc biệt. Không tối ưu hóa giá phòng theo những thay đổi này có thể khiến khách sạn mất doanh thu.

Giải pháp:
Sử dụng các công cụ phân tích xu hướng như RMS (Revenue Management System) để đề xuất chiến lược giá linh hoạt, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

4. Không phân tích đối thủ cạnh tranh

Nếu không theo dõi mức giá của các khách sạn khác trong khu vực, khách sạn sẽ dễ bị mất khách vào tay đối thủ. Việc để mức giá quá cao mà không đi kèm giá trị gia tăng sẽ gây bất lợi trong cạnh tranh.

không phân tích đối thủ cạnh tranh

Giải pháp:
Thường xuyên theo dõi giá của đối thủ bằng các công cụ quản lý giá. Từ đó, điều chỉnh chiến lược phù hợp nhằm duy trì sự hút khách hàng.

5. Quá phụ thuộc vào các kên OTA

Phụ thuộc hoàn toàn vào các kên OTA dễ khiến khách sạn mất tính chủ động và phải chi trả hoa hồng cao.

quá phụ thuộc vào các kênh OTA

Giải pháp:
Tăng cường các kên bán phòng trực tiếp như website riêng, khuyến khích chương trình khách hàng thân thiết và quảng bá qua các nền tảng xã hội. Kên trực tiếp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Lời kết

Việc bán phòng trên các kên OTA mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Khách sạn có thể tối ưu hóa doanh thu bằng nhiều cách. Có thể nhắc đến như đầu tư vào công nghệ, quản lý hiệu quả và duy trì mối quan hệ khách hàng bền vững. Từ đó có thể khẳng định vị trí trên thị trường.

Trên đây là bài viết của LiC Agency về chuyên mục Marketing Khách sạn. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Hãy cũng đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục nhé!

 

Đánh giá bài viết
Tags
Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc gì tiếp theo