Quản lý nhà hàng là gì? Mô tả công việc & Mức lương

quản lý nhà hàng là gì

Quản lý nhà hàng là gì? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm, nhiệm vụ và mức lương của vị trí này trong ngành nhà hàng – khách sạn.

Quản lý nhà hàng là một vị trí quan trọng trong ngành dịch vụ. Họ chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của nhà hàng. Từ quản lý nhân sự, chất lượng dịch vụ đến các vấn đề tài chính và chiến lược kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về công việc và phúc lợi của một quản lý nhà hàng. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí quan trọng này trong ngành nhà hàng – khách sạn.

1. Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm điều hành và giám sát tất cả các hoạt động tại một nhà hàng. Qua đó đảm bảo mọi quy trình hoạt động diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Công việc của một quản lý nhà hàng bao gồm việc quản lý nhân sự, kiểm soát chi phí, giám sát chất lượng món ăn, dịch vụ khách hàng, lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược kinh doanh. Cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành.

restaurant manager

2. Bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng chi tiết nhất

Để hiểu rõ hơn về công việc và trách nhiệm của một quản lý nhà hàng, việc nắm bắt một bản mô tả công việc chi tiết là điều rất quan trọng. Dưới đây, LiC Agency sẽ chia sẻ những nhiệm vụ chính mà một quản lý nhà hàng cần thực hiện hàng ngày:

2.1 Quản lý nhân sự

  • Tuyển dụng và đào tạo: Tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới. Bao gồm nhân viên phục vụ, bếp, lễ tân và pha chế. Đảm bảo nhân viên có đầy đủ kiến thức về quy trình, sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng.
  • Phân công công việc: Lên lịch làm việc cho các bộ phận, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho nhân viên. Đồng thời giám sát việc thực hiện công việc.
  • Đánh giá hiệu suất: Định kỳ đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên. Sau đó đưa ra phản hồi, khen thưởng hoặc điều chỉnh khi cần thiết.

restaurant manager phân công công việc cho nhân viên

2.2 Quản lý dịch vụ khách hàng

  • Chăm sóc khách hàng: Đảm bảo khách hàng nhận được dịch vụ chất lượng cao. Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trong suốt thời gian họ sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.
  • Giải quyết khiếu nại: Xử lý các tình huống khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
  • Lắng nghe ý kiến khách hàng: Thu thập phản hồi từ khách hàng về chất lượng món ăn, dịch vụ và không gian. Nhằm cải thiện hoạt động nhà hàng.

2.3 Quản lý hoạt động nhà hàng

  • Giám sát hoạt động hàng ngày: Đảm bảo mọi hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn cho đến phục vụ khách hàng và dọn dẹp.
  • Kiểm soát chất lượng món ăn: Đảm bảo tất cả món ăn được chế biến theo đúng công thức và tiêu chuẩn chất lượng của nhà hàng.
  • Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các khu vực trong nhà hàng, từ bếp đến khu vực phục vụ.

quản lý nhà hàng giám sát hoạt động hàng ngày

2.4 Quản lý tài chính

  • Kiểm soát ngân sách: Theo dõi chi phí hàng ngày. Bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí nhân sự và các chi phí vận hành khác. Từ đó duy trì lợi nhuận và tiết kiệm chi phí.
  • Quản lý doanh thu và chi phí: Giám sát doanh thu hàng ngày và phân tích các chỉ số tài chính.
  • Lập báo cáo tài chính: Lập báo cáo tài chính định kỳ. Bao gồm doanh thu, chi phí và lợi nhuận của nhà hàng. Sau đó báo cáo cho cấp trên hoặc chủ sở hữu.

2.5 Quản lý hàng hóa và nguyên liệu

  • Quản lý kho hàng: Đảm bảo các nguyên liệu, đồ uống và các vật dụng cần thiết luôn sẵn sàng và không thiếu hụt. Theo dõi số lượng hàng tồn kho và lên kế hoạch nhập hàng kịp thời.
  • Kiểm soát chất lượng nguyên liệu: Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

quản lý nhà hàng kiểm tra nguyên liệu

2.6 Quản lý vệ sinh và an toàn

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ: Giám sát việc vệ sinh trong suốt thời gian hoạt động của nhà hàng. Từ khu vực bếp, nhà vệ sinh cho đến khu vực khách ăn uống.
  • Đảm bảo an toàn lao động: Đảm bảo tất cả nhân viên đều tuân thủ các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Cũng như sử dụng thiết bị bảo hộ khi cần thiết.

3. Mức lương của vị trí quản lý nhà hàng

Với yêu cầu công việc cao và áp lực nghề nghiệp lớn, vị trí quản lý nhà hàng thường đi kèm với một chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Ngoài các phúc lợi cơ bản như ngày nghỉ lễ, cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, người đảm nhận vị trí này còn được hưởng mức lương thưởng từ 15 triệu đến 45 triệu đồng/ tháng. Tùy thuộc vào quy mô và doanh thu của nhà hàng.

Đặc biệt, những nhà hàng đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao sẽ mang lại cho quản lý nhà hàng các khoản thu nhập khác. Ví dụ như service charge và tiền tips. Nhờ đó giúp gia tăng thu nhập đáng kể. Chính vì vậy, mức lương và chế độ đãi ngộ này đã thu hút rất nhiều ứng viên. Đặc biệt là những người tìm kiếm cơ hội trong ngành nhà hàng – khách sạn.

vị trí quản lý nhà hàng

4. Lời kết

Với những yêu cầu cao và mức phúc lợi hấp dẫn, vị trí quản lý nhà hàng vẫn luôn là một lựa chọn nghề nghiệp đầy triển vọng và thử thách cho những ai đam mê ngành nhà hàng – khách sạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Marketing Khách Sạn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
Tags
Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc gì tiếp theo