Category Khởi nghiệp
những rủi ro trong kinh doanh trà sữa

Tìm hiểu những rủi ro trong kinh doanh trà sữa và các lưu ý cần thiết. Để giảm thiểu khó khăn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để thành công.

Kinh doanh trà sữa đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt với những người trẻ mong muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công trong lĩnh vực này. Từ việc đảm bảo chất lượng đồ uống, lựa chọn mặt bằng phù hợp. Đến quản lý vận hành hiệu quả, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những rủi ro trong kinh doanh trà sữa phổ biến và các lưu ý quan trọng. Giúp bạn giảm thiểu khó khăn khi mở quán trà sữa.

1. Những rủi ro trong kinh doanh trà sữa bạn không nên bỏ qua

1.1. Hương vị đồ uống không ngon

Một trong những lý do chính khiến bạn mất khách hàng là hương vị của đồ uống kém. Nếu đồ uống của bạn không ngon, sẽ không có khách hàng nào muốn trả tiền để mua nó. Vậy nên, hãy đảm bảo hương vị và chất lượng của món ăn luôn giữ vững phong độ.

trà sữa

1.2. Đồ uống không phù hợp

Khách hàng sẽ không bao giờ quay lại nếu chất lượng đồ uống của quán bạn bị giảm sút. Chỉ khi dịch vụ chất lượng và đồ uống tuyệt vời thì khách hàng mới tiếp tục ủng hộ quán. Do đó, công thức pha chế cần đạt tiêu chuẩn và nhân viên phải thực hiện chuẩn chỉnh theo công thức. Chỉ khi đó chất lượng thành phẩm đến tay khách hàng mới là cao nhất.

1.3. Nguyên liệu kém chất lượng

Để tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí đầu tư, nhiều quán lựa chọn mua nguyên liệu kém chất lượng. Nhưng điều này hoàn toàn có thể nhận thấy được. Hãy nói không với nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn để giữ vững uy tín của thương hiệu.

1.4. Không thường xuyên cập nhật xu hướng

Các thức uống mới lạ được ra mắt thường xuyên, để không bị lu mờ, bạn cần không ngừng sáng tạo và cập nhật xu hướng đồ uống mới. Ngoài trà sữa nguyên bản, công thức trà sữa mới lạ cũng thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy nên đừng ngại trải nghiệm và sáng tạo ra nhiều hương vị và topping khác nhau.

1.5. Không quan tâm đến tiếp thị

Bạn không cần bỏ ra số tiền quá lớn để tiếp thị. Thay vào đó, bạn có thể dán áp phích lên cửa sổ, tủ xe trà sữa,… Hoặc những vị trí ngang mắt khách hàng. Để thu hút sự chú ý của người mua. Bạn cũng có thể mời khách hàng uống thử sản phẩm mới để tiếp thị cho thương hiệu.

1.6. Hệ thống quản lý tại chỗ kém

Nếu quản lý không hiệu quả, bạn có thể “giết chết” cửa hàng trà sữa. Bạn cần đảm bảo rằng nhân viên không tặng miễn phí hoặc lãng phí sản phẩm. Khi bạn không có mặt tại quán. Điều này có thể ngăn chặn việc hao hụt lợi nhuận. Một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ biết cách tạo ra văn hóa thúc đẩy những người xung quanh. Và đào tạo người khác giúp bạn giám sát công việc kinh doanh của quán.

1.7. Không lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Kế hoạch kinh doanh bao gồm: mục tiêu, định hướng, ngân sách, chi phí đầu tư, cạnh tranh, tiếp thị, vấn đề tiềm ẩn,… Bạn cần ước tính dư chi phí ban đầu để đề phòng cho những trường hợp không thể lường trước. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những “lão làng” trong nghề nhằm được hỗ trợ tốt nhất.

1.8. Thu ít hơn chi

Bạn cần định giá và biết mình sẽ bán bao nhiêu ly trà sữa. Trước khi kinh doanh để thu lợi nhuận và bù vốn. Bạn có thể kết hợp bán cà phê, trà sữa với sinh tố nước ép. Hay các món tráng miệng để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Nếu số vốn bạn bỏ ra nhiều hơn lợi nhuận, hãy điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh của bản thân.

1.9. Lựa chọn mặt bằng không phù hợp

Thành công trong việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mặt bằng. Bạn nên lựa chọn vị trí có nhiều người qua lại. Như công ty, trường học, trung tâm thương mại,…

không gian quán trà sữa

2. 4 lưu ý khi mở quán trà sữa bạn cần ghi nhớ

Dưới đây là một số lưu ý bạn không thể bỏ qua khi mở quán trà sữa để hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh mà LiC Agency muốn giới thiệu đến bạn:

2.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Nhiều người bắt đầu kinh doanh trà sữa thường bỏ qua bước quan trọng này. Thực tế, việc xác định đối tượng khách hàng chính là yếu tố quyết định đến hầu hết các hoạt động và chiến lược sau này.

  • Học sinh, sinh viên: Đây là nhóm khách hàng chủ lực, chiếm khoảng 60% tổng số khách của quán. Trà sữa là một thức uống phổ biến trong giới trẻ nhờ giá cả hợp lý. Đặc biệt, nhóm khách này thường đi theo nhóm, mang lại doanh thu lớn vào giờ cao điểm.
  • Gia đình và các cặp đôi: Nhóm này chiếm khoảng 40% lượng khách (tùy theo vị trí của quán). Họ thường đến vào buổi tối hoặc cuối tuần, vì vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.2. Lên kế hoạch truyền thông và marketing

Để quán trà sữa thu hút khách ngay từ những ngày đầu khai trương, bạn cần triển khai các hoạt động quảng bá phù hợp. Dưới đây là một số cách marketing hiệu quả:

  • Phát tờ rơi: Phát tờ rơi tại các khu vực gần trường học, văn phòng hay chung cư là cách đơn giản. Giúp người dân xung quanh biết đến quán của bạn.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Tạo Fanpage và đăng tải các hình ảnh bắt mắt, phản hồi tích cực từ khách hàng. Sau đó, bạn có thể chạy quảng cáo nhắm đến nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Đặt bài viết trong các hội nhóm review: Nhiều người có thói quen tìm kiếm quán mới qua các nhóm review trên mạng xã hội. Đăng bài viết kèm hình ảnh đẹp mắt sẽ giúp tăng cơ hội thu hút khách hàng.
  • Tổ chức sự kiện khai trương: Ngày khai trương là cơ hội để tạo ấn tượng ban đầu với khách. Bạn có thể tổ chức các mini game, chương trình bốc thăm trúng thưởng. Hoặc biểu diễn âm nhạc để thu hút đông đảo khách tham dự.

trà sữa socola

2.3. Trang trí quán để tạo dấu ấn riêng

Không gian quán đẹp chính là yếu tố níu chân khách hàng. Đặc biệt với những người thích chụp ảnh “sống ảo”. Một không gian được trang trí ấn tượng sẽ khiến khách check-in nhiều hơn. Từ đó tạo hiệu ứng lan truyền tích cực.

2.4. Đảm bảo hệ thống điện nước hoạt động ổn định

Đây là một khâu dễ bị xem nhẹ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Nhiều trường hợp gặp sự cố về điện nước khiến quán bị trì hoãn khai trương. Hoặc phát sinh chi phí sửa chữa ngoài kế hoạch.
Trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng, nên mời thợ chuyên nghiệp đến kiểm tra và lắp đặt lại nếu cần. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí lâu dài. Mà còn tránh được những rắc rối không đáng có trong quá trình vận hành quán.

3. Tạm kết

Kinh doanh trà sữa không chỉ dừng lại ở việc có một ý tưởng hay. Để đạt được thành công, bạn cần cẩn trọng từ khâu chuẩn bị đến vận hành. Từ chất lượng đồ uống đến chiến lược tiếp thị. Hãy luôn sáng tạo, không ngừng cải tiến và sẵn sàng đối mặt với mọi rủi ro. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top