Mở quán cafe phải nộp thuế gì? Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở quán cafe hợp pháp và vận hành hiệu quả theo quy định pháp luật Việt Nam.
Mở quán cafe không chỉ đòi hỏi đam mê mà còn cần nắm vững các quy định pháp lý. Và chuẩn bị chu đáo để vận hành kinh doanh hiệu quả. Từ việc chọn mô hình kinh doanh phù hợp, thực hiện các thủ tục đăng ký cần thiết, đến việc đóng các loại thuế theo quy định. Mỗi bước đều góp phần quan trọng để bạn xây dựng một quán cafe thành công. Vậy mở quán cafe phải nộp thuế gì? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
1. Có những hình thức kinh doanh quán cafe nào?
Tùy vào số lượng nhân viên và quy mô quán, chủ đầu tư có thể đăng ký nhiều loại hình thức kinh doanh quán cafe. Như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng sẽ lựa chọn hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh cá nhân.
2. Có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số trường hợp không bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh gồm: hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; người bán hàng rong, bán quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ và cung cấp dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, nếu những đối tượng này kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, họ vẫn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Chính phủ giải thích rằng cá nhân hoạt động thương mại là những người tự mình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa. Hoặc cung cấp dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp này không được coi là “thương nhân” và bao gồm:
- Buôn bán rong, bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến;
- Cung cấp các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa khóa, sửa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác (có hoặc không có địa điểm cố định);
- Các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên khác mà không yêu cầu đăng ký kinh doanh.
Đối với quán cafe, đây được xem là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với địa điểm kinh doanh cụ thể. Vì vậy, việc đăng ký kinh doanh là bắt buộc theo quy định pháp luật.
3. Mở quán cafe phải nộp thuế gì?
Sau đây, LiC Agency sẽ liệt kê các khoản thuế bạn phải nộp khi mở quán cafe. Dù quy mô quán cafe lớn hay nhỏ thì bạn vẫn cần đóng những lựa thuế. Tương ứng với điều 2 của thông tư 92/2015/TT-BTC.
3.1. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là loại thuế định kỳ hàng năm mà các quán cà phê đã hoạt động hoặc mới mở cần phải đóng. Mức lệ phí này được tính dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức. Hoặc theo doanh thu hàng năm đối với hộ kinh doanh cá nhân. Cụ thể, mức lệ phí môn bài cho quán cà phê được quy định như sau:
- Miễn thuế môn bài nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
- Đóng 300.000 đồng/năm nếu doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm.
- Đóng 500.000 đồng/năm nếu doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm.
- Đóng 1.000.000 đồng/năm nếu doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
- Đóng 1.000.000 đồng/năm đối với các đối tượng là Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác và đơn vị sự nghiệp.
- Đóng 2.000.000 đồng/năm nếu vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng/năm.
- Đóng 3.000.000 đồng/năm nếu vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng/năm.
3.2. Thuế giá trị gia tăng
VAT (thuế giá trị gia tăng) là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa. Phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến lúc tới tay người dùng. Người chịu thuế này thực chất là người tiêu dùng. Nhưng vì là thuế gián thu nên các quán cafe sẽ thay mặt khách hàng nộp phí lên cơ quan nhà nước.
Thuế suất VAT là 10% theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
Số thuế VAT phải nộp = doanh thu thuế VAT x tỷ lệ thuế VAT.
3.3. Thuế thu nhập cá nhân
Đây là loại thuế mà người lao động được các doanh nghiệp nộp thay. Dù quyết toán theo năm nhưng loại thuế này được tính và kê khai theo tháng.
Thuế TNCN = Doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN
Thuế TNCN tỷ lệ là 1% đối với kinh doanh quán cafe.
Quán sẽ không phải nộp thuế TNCN và thuế VAT nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
4. Thủ tục đăng ký mở quán cafe
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thủ tục đăng ký mở quán cafe hợp pháp bao gồm:
4.1. Đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Cần chuẩn bị một số giấy tờ, thủ tục liên quan khi đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe theo hộ cá thể theo Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghiện đăng ký hộ kinh doanh theo hình thức cá thể.
- Nộp một số loại giấy tờ tùy thân như sổ hộ khẩu, thẻ căn cước, hộ chiếu.
- Văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý cá nhân đúng theo thủ tục đăng ký hộ kinh doanh quán cafe.
Cá nhân của người đại điện kinh doanh sẽ nộp đầy đủ giấy tờ ở cơ quan đăng ký có thẩm quyền sau khi đã chuẩn bị xong thủ tục và giấy tờ yêu cầu. Cơ quan đăng ký có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo hộ cá thể trong vòng 3 ngày. Tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
4.2. Xin giấy chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Các cơ sở kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống đều phải xin giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Về các nguyên liệu pha chế nước uống khi mở quán cafe, theo điều 11 và điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trừ các trường hợp sau đây: kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh quán cafe đường phố, không có địa điểm kinh doanh cố định,…
Sau đây là một trong những giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh quán cafe sẽ được cấp: Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC),…
5. Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Mở quán cafe phải nộp thuế gì?”. Việc tuân thủ đúng quy định về đăng ký kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế. Và chuẩn bị kỹ lưỡng thủ tục pháp lý sẽ giúp bạn vận hành quán cafe một cách suôn sẻ và bền vững. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.