Khám phá cách mở nhà hàng cơm tấm với chi phí hợp lý và những mẹo kinh doanh giúp quán nhanh chóng sinh lời.
Cơm tấm không chỉ là món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam mà còn là một ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng. Nếu bạn đang cân nhắc khởi nghiệp bằng việc mở nhà hàng cơm tấm, việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường. Đến quản lý vận hành là yếu tố quyết định sự thành công của quán. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về chủ đề này.
1. Tại sao nên mở nhà hàng cơm tấm?
Không chỉ xuất hiện nhiều ở các quán ăn vỉa hè, bình dân, cơm tấm còn là món ăn được nhiều người yêu thích tại những nhà hàng lớn. Chính hương vị hấp dẫn từ những miếng sườn mềm được tẩm ướp gia vị đậm đà đã giúp cho món ăn này trở thành một trong những món ăn nổi tiếng nhất ẩm thực Sài Gòn.
Vì được nhiều thực khách ưa chuộng nên cơm tấm có thể bán được xuyên suốt ngày. Dù là buổi sáng, trưa, chiều, tối hay đêm muộn. Bên cạnh đó, món ăn này không có giá thành quá cao nên nhà hàng dễ dàng thu lợi nhuận. Đây là cơ hội kinh doanh vô cùng tiềm năng đối với những ai đang có ý định “làm chủ”.
2. Cần chuẩn bị gì trước khi mở quán cơm tấm?
Trước khi mở nhà hàng cơm tấm, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các thành phần mà LiC Agency liệt kê sau đây:
2.1. Kinh phí cần thiết để mở quán cơm tấm
Chi phí thuê mặt bằng; mua bàn ghế, thiết bị, nguyên liệu nấu nướng và tiền dự trù cho 2 – 3 tháng đầu tiên. Tùy thuộc vào vốn ban đầu và khu vực kinh doanh mà chi phí mở nhà hàng cơm tấm sẽ thay đổi. Khu vực kinh doanh sầm uất sẽ có giá thuê cao hơn. Vậy nên, hãy lập kế hoạch cụ thể để quản lý chi tiêu trong giai đoạn đầu.
2.2. Giấy phép kinh doanh
Bạn cần xin Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và Giấy đăng ký kinh doanh trước khi mở nhà hàng cơm tấm. Chi phí khoảng 100.000 đồng khi đăng ký giấy tờ tại ủy ban quận. Nhà hàng sẽ phải nộp 3 loại thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng) sau khi hoàn thiện.
2.3. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Thành công của nhà hàng phụ thuộc một phần vào vị trí kinh doanh. Mở quán ở nơi có đông người qua lại sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích hơn. Bởi khách hàng của các quán cơm tấm thường là người không có thời gian nấu ăn. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn mở nhà hàng gần trường học, khu công nghiệp, bệnh viện,…
2.4. Trang bị nguyên liệu và dụng cụ chất lượng
Bạn cần nhiều thiết bị bếp chuyên dụng khi kinh doanh cơm tấm. Hãy lựa chọn các thiết bị hiện đại, có công suất lớn nhằm nâng cao chất lượng món ăn.
2.5. Quản lý nhân sự
Đối với nhà hàng cơm tấm, bạn cần thuê nhân sự cho các vị trí: phục vụ, bếp, rửa chén, thu ngân. Riêng với bếp trưởng, hãy lựa chọn người có đam mê nghề nghiệp và kỹ năng nấu ăn xuất sắc. Vì họ là người quyết định hương vị của món ăn. Đừng quên tổ chức nhân sự một cách tối ưu để quy trình hoạt động luôn diễn ra suôn sẻ.
3. Mẹo mở nhà hàng cơm tấm thành công thu lợi nhuận
3.1. Chuẩn bị vốn
Để mở một nhà hàng cơm tấm, bạn cần ít nhất nguồn vốn là 200 triệu đồng. Cụ thể:
- Chi phí thuê mặt bằng: Dự trù giá thuê mặt bằng tại phố Duy Tân rộng 50m2 tại Hà Nội trong vòng 6 tháng khoảng 120 triệu.
- Phí mua dụng cụ nấu ăn, bàn ghế, bát đĩa khoảng 30 triệu.
- Chi phí mua nguyên vật liệu nấu ăn khoảng 5 triệu.
- Phí thuê nhân viên phục vụ khoảng 4,5 triệu/người/tháng.
- Chi phí phần mềm quản lý nhà hàng khoảng 2 triệu.
- Chi phí xoay vòng vốn, dự trù trong 2 – 3 tháng đầu khoảng 40 triệu.
3.2. Nghiên cứu thị trường
Để xác định lợi thế cạnh tranh, bạn cần nghiên cứu nhà hàng đối thủ nằm gần khu vực kinh doanh của mình. Ngoài ra, bạn cần xem tình hình kinh doanh của các quán ăn khác tại khu vực mình định mở quán đang ra sao. Sau đó, hãy lập kế hoạch kinh doanh để nhà hàng của bạn đặc biệt hơn so với các nhà hàng trong cùng khu vực. Có thể từ thái độ phục vụ, chất lượng món ăn, giá cả phù hợp, không gian quán ăn,…
3.3. Tạo menu cho nhà hàng cơm tấm
Hãy thêm những món ăn nhiều khách hàng yêu thích vào menu của nhà hàng. Kết hợp cùng một số loại nước uống để khách hàng gọi thêm khi ăn. Ví dụ như:
- Đồ uống: Coca, sting, 7up, bò húc, trà chanh, trà đào,…
- Cơm tấm sườn bì chả.
- Cơm tấm cá kho tộ.
- Cơm tấm sườn mật ong.
- Cơm tấm cháy tỏi.
- Cơm tấm ba chỉ rim.
- Cơm tấm sườn trứng ốp la.
- …
3.4. Tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Cơm tấm gồm các nguyên liệu chính như: trứng, sườn, chả trứng, bì,… Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các nguyên liệu này ở các chợ đầu mối. Thức ăn kèm phụ: cà chua, cải muối, dưa leo,… cũng đều có sẵn ở các chợ.
4. Cách quản lý và vận hành nhà hàng cơm tấm
Để nhà hàng cơm tấm nhanh chóng hồi vốn và sinh lời, bạn có thể thực hiện một số cách sau đây:
4.1. Mở rộng thêm kênh bán online
Bạn có thể mở bán online để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể trở thành đối tác với các app đặt đồ ăn như: GrabFood, ShopeeFood, BeFood,…
4.2. Thường xuyên tạo các chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi như: Thẻ quà tặng, tích điểm, tặng thêm món, giảm giá,… có thể giúp quán thu hút thêm khách hàng. Bạn cần đo lường độ hiệu quả sau khi chạy chương trình ưu đãi. Để đánh giá lãi lỗ, doanh thu và sự quan tâm của thực khách.
5. Tạm kết
Tóm lại, mở nhà hàng cơm tấm là cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Nhưng thành công phụ thuộc vào sự chuẩn bị cẩn thận và chiến lược vận hành hợp lý của bạn. Hãy bắt đầu với những bước đi đầu tiên để biến ý tưởng kinh doanh cơm tấm của bạn thành hiện thực ngay hôm nay! Và đừng quên theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.