Category Khởi nghiệp
mở nhà hàng ăn chay

Khám phá tiềm năng mở nhà hàng ăn chay tại Việt Nam và bí kíp xây dựng chiến lược kinh doanh thành công, hiệu quả nhất.

Việc mở nhà hàng ăn chay đang trở thành xu hướng kinh doanh đầy tiềm năng. Khi ngày càng nhiều người chuyển sang chế độ ăn chay vì sức khỏe, tinh thần và môi trường. Ẩm thực chay không chỉ thanh đạm mà còn bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Với sự phát triển của thị trường này, kinh doanh nhà hàng ăn chay hứa hẹn mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Nếu được chuẩn bị và vận hành đúng cách.

1. Tiềm năng của việc mở nhà hàng ăn chay

Ẩm thực chay trước đây đều bị coi là chế độ ăn dành riêng cho các sư thầy, bậc tu hành, người theo Phật Pháp,… Tuy nhiên, việc ăn chay đang dần trở nên phổ biến hơn. Vì những món ăn thanh đạm mà vẫn đầy đủ dưỡng chất. Ẩm thực chay cũng giúp người ăn nuôi dưỡng tinh thần, trân trọng sự sống của các loài,… Cũng như thanh lọc cơ thể, hạn chế các vấn đề về ung thư, tim mạch, huyết áp,…
Tại Việt Nam, số lượng người lựa chọn ăn chay thay cho những bữa ăn thông thường ngày càng tăng. Kéo theo đó là cơ hội kinh doanh tiềm năng khi mở nhà hàng ăn chay.

các món ăn chay

2. Thuận lợi và khó khăn khi mở nhà hàng ăn chay

Việc nắm chắc những thuận lợi và khó khăn khi mở nhà hàng ăn chay mà LiC Agency liệt kê sau đây có thể giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh chính xác hơn.

2.1. Thuận lợi

Chi phí nguyên liệu để chế biến món chay thấp hơn rất nhiều so với các món mặn thông thường. Giá rau củ rẻ hơn nhiều lần so với thịt cá, trong khi các món chay được bán với mức giá tương đương món mặn. Vì thế, kinh doanh nhà hàng chay mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, thậm chí được ví von là “một vốn bốn lời”.
Ngoài ra, chi phí để đảm bảo có lãi cho nhà hàng chay chỉ chiếm khoảng 1/3 so với nhà hàng mặn. Nếu giá món chay giữ ở mức tương đương món mặn, lợi nhuận từ kinh doanh nhà hàng chay có thể tăng gấp 5 – 7 lần so với vốn bỏ ra.
Kinh doanh nhà hàng chay cũng dễ “hái ra tiền” trong các ngày mùng 1 và 15 âm lịch. Đặc biệt là tháng 7 âm lịch – mùa Vu Lan báo hiếu. Thời điểm này, lượng khách tăng cao, nhiều nhà hàng thậm chí quá tải, buộc thực khách phải đặt bàn trước.
Xu hướng ăn chay ngày càng phổ biến. Đặc biệt là với nhóm khách hàng trẻ tuổi và phái nữ. Không chỉ vì lý do sức khỏe, ăn chay còn trở thành phong cách sống hiện đại. Các món chay ngày nay cũng được chế biến đa dạng và hấp dẫn hơn. Nên có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của nhiều đối tượng.

2.2. Khó khăn

Đối với các quán chay bình dân, lợi nhuận thường không cao, thậm chí dễ thua lỗ nếu không quản lý tốt. Số lượng nhà hàng chay ngày càng nhiều, dẫn đến nguy cơ thị trường bão hòa trong tương lai. Những người mới tham gia nếu không có kế hoạch đầu tư bài bản. Và khác biệt sẽ khó thu hút khách, chưa kể khả năng không kịp thu hồi vốn. Để thành công, nhà hàng chay cần có phong cách riêng biệt và sáng tạo. Bên cạnh đó, người kinh doanh phải có cái tâm và duyên với nghề.

3. Chi phí mở nhà hàng ăn chay

3.1. Chi phí cố định

  • Chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn mở nhà hàng tại những thành phố lớn hay địa điểm đẹp thì mức giá sẽ khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/tháng. Vị trí mở quán càng gần các khu vực ngoại ô thì mức giá càng rẻ.
  • Chi phí trang thiết bị, nội thất: Nếu quy mô quán nhỏ thì chi phí trang thiết bị và trang trí sẽ khoảng 40 – 50 triệu. Ngược lại, chi phí sẽ từ 60 – 80 triệu nếu nhà hàng có sức chứa lớn từ 40 – 80 khách. Và được mở tại vùng dân cư có thu nhập cao, gần trung tâm thành phố.
  • Phần mềm quản lý nhà hàng: Các phần mềm quản lý sẽ giúp việc vận hành nhà hàng trở nên hiệu quả hơn. Các phần mềm thường sẽ có chi phí dao động từ 3 – 7 triệu/năm.
  • Chi phí đăng ký kinh doanh: Sau khi đóng chi phí đăng ký khoảng 150.000 đồng, bạn sẽ phải đóng các khoản thuế với số tiền khoảng 1,5 triệu đồng.

không gian quán ăn chay

3.2. Chi phí không cố định

  • Chi phí điện nước: Tiền điện nước sẽ biến động hàng tháng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của nhà hàng.
  • Chi phí mua nguyên liệu: Giá nguyên liệu chế biến món chay thường phụ thuộc vào mùa vụ và biến động theo thời gian. Với chi phí thấp hơn đáng kể so với thịt động vật. Trung bình, chi phí hàng tháng dao động từ 8 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào biến động của giá thị trường.
  • Chi phí thuê nhân công: Chi phí nhân công không cố định, phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu của nhà hàng:
    • Nhà hàng nhỏ (30 – 50 khách): 1 đầu bếp chính, 2 phụ bếp, 1 thu ngân và 2 nhân viên phục vụ.
    • Nhà hàng lớn (60 – 100 khách): 1 – 2 đầu bếp, 3 phụ bếp và 3 – 4 nhân viên phục vụ.
  • Chi phí quảng cáo và marketing: Để thu hút khách, nhà hàng cần đầu tư vào các chiến dịch quảng bá. Đặc biệt vào thời điểm khai trương, lễ hoặc tết. Chi phí cho hoạt động này thường dao động từ 1,5 – 5 triệu đồng. Một số chuỗi nhà hàng lớn có thể dành ngân sách hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Để sản xuất TVC quảng cáo, hợp tác với KOL hoặc các blogger đánh giá ẩm thực.

Để vận hành một nhà hàng chay trong 3 tháng đầu, chủ quán cần chuẩn bị tối thiểu 300 triệu đồng. Để dự phòng cho các phát sinh trong quá trình hoạt động. Tổng số vốn cần thiết sẽ thay đổi tùy theo quy mô và định hướng kinh doanh của nhà hàng.

4. Kinh nghiệm mở nhà hàng ăn chay hữu ích dành cho bạn

4.1. Tìm kiếm mặt bằng

Thay vì lựa chọn những địa điểm náo nhiệt, bạn nên mở nhà hàng ăn chay tại khu vực an tĩnh. Vì các thực khách thường muốn tâm thanh tĩnh khi dùng đồ chay. Dù vậy, đừng chọn địa điểm quá hẻo lánh và xa xôi sẽ khiến nhà hàng của bạn không được biết đến.

4.2. Xây dựng menu đồ ăn chay

Menu đồ ăn chay nên dân dã và đơn giản. Thực đơn cần thể hiện rõ các món ăn kèm mức giá. Bạn có thể thêm họa tiết hoa sen để menu trông thu hút hơn. Tên món ăn nên kèm theo chữ chay. Ví dụ như: nem cua bề chay, chả giò chay, giò nấm chay,…

4.3. Trang trí không gian

Bạn có thể lựa chọn phong cách xưa cũ để thiết kế không gian nhà hàng. Với tre, bàn ghế gỗ,… Phong cách càng đơn giản, thanh tịnh càng dễ để lại dấu ấn trong lòng thực khách. Sẽ ấn tượng hơn nếu bạn thêm một số non nước, cây cối hoặc tiểu cảnh trong nhà hàng. Một số nhà hàng chay còn trang trí thêm tượng phật, hoa sen,… Nhằm mang lại cảm giác yên bình đến thực khách.

lá sen và tượng phật

4.4. Xây dựng chiến lược marketing

Việc chạy marketing và quảng cáo sẽ giúp nhà hàng phát triển dễ dàng hơn. Đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu. Sau đó, lựa chọn phương thức marketing phù hợp với khách hàng của mình. Như phát tờ rơi, quảng cáo qua facebook hoặc nhờ người quen giới thiệu.

4.5. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Nếu chất lượng phục vụ khách hàng kém thì các mẹo trên đều không có tác dụng. Vậy nên, hãy luôn ghi nhớ châm ngôn “Khách hàng là thượng đế”. Chỉ khi cảm nhận được sự cẩn thận và chu đáo của nhà hàng, khách hàng mới muốn quay trở lại lần thứ hai. Bạn cũng nên xem trọng những góp ý và đánh giá của khách hàng. Để nâng cao chất lượng phục vụ của quán.

5. Tạm kết

Tóm lại, để mở nhà hàng ăn chay thành công, bạn cần lập kế hoạch rõ ràng, sáng tạo trong thiết kế và thực đơn. Và luôn giữ thái độ phục vụ tận tâm với thực khách. Dù có nhiều thách thức nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và niềm đam mê, nhà hàng của bạn chắc chắn sẽ để lại dấu ấn trong lòng thực khách. Đừng quên theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top