Category Khởi nghiệp
mô hình quán trà sữa nhỏ

Khám phá ưu, nhược điểm, chi phí và các mô hình kinh doanh quán trà sữa nhỏ phổ biến hiện nay. Giúp bạn thành công khởi nghiệp.

Mô hình quán trà sữa nhỏ đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người muốn khởi nghiệp với số vốn vừa phải. Với ưu điểm dễ dàng quản lý, linh hoạt trong thay đổi sản phẩm và chi phí đầu tư không quá cao. Loại hình này phù hợp với những ai muốn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh đồ uống. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng để vượt qua các thách thức về cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng và quản lý chi phí.

1. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa nhỏ

1.1. Ưu điểm

Hiện nay, trà sữa là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích nhất. Đặc biệt là giới trẻ. Mô hình quán trà sữa nhỏ thường yêu cầu vốn đầu tư thấp hơn các loại hình kinh doanh khác. Do đó, mọi đối tượng có nhu cầu khởi nghiệp đều có thể lựa chọn mô hình này để bắt đầu sự nghiệp “làm chủ”.
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh giá cả và thực đơn trong quá trình kinh doanh. Nhằm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Cũng như thay đổi hình thức hoặc địa điểm kinh doanh. Để thu hút khách hàng mục tiêu và tạo sự khác biệt, bạn cũng có thể sáng tạo ra các loại trà sữa mới cùng với topping độc đáo.

quán trà sữa đồng nai

1.2. Nhược điểm

  • Số lượng quán trà sữa ngày càng tăng cao, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các quán. Điều này yêu cầu chủ quán cần có sản phẩm nổi bật và chiến lược marketing hiệu quả.
  • Khách hàng ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt đến an toàn thực phẩm và sức khỏe. Đây là thách thức lớn cho chủ quán khi phải bảm đảm nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu.
  • Khi kinh doanh mô hình quán trà sữa nhỏ, bạn cần linh hoạt điều chỉnh dịch vụ và sản phẩm. Do xu hướng tiêu dùng thay đổi vô cùng nhanh chóng.
  • Lợi nhuận của quán có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí thuê mặt bằng, nhân sự, mua nguyên liệu.
  • Đối với ngành F&B, tính linh hoạt và chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu. Vậy nên việc đào tạo và giữ chân nhân viên có thể sẽ khó khăn.

2. Chi phí mở quán trà sữa nhỏ bạn cần phải biết

Trước khi mở quán trà sữa nhỏ, bạn có thể tham khảo một số chi phí mà LiC Agency liệt kê sau đây:

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, diện tích và thời gian thuê. Đối với mô hình quán trà sữa nhỏ, diện tích không cần quá lớn. Vì vậy chi phí thuê mặt bằng thường dao động từ 3 – 9 triệu đồng/tháng.
Nếu chọn kinh doanh trà sữa online, bạn sẽ không phải tốn chi phí cho mặt bằng. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng không gian nhà riêng. Để tiết kiệm đáng kể khoản chi phí này.

không gian quán trà sữa nhỏ

2.2. Chi phí mua trang thiết bị

Đối với quán trà sữa nhỏ, khoản chi phí cho dụng cụ và thiết bị thường không vượt quá 50 triệu đồng. Bạn cần liệt kê kỹ các dụng cụ thiết yếu để tránh lãng phí. Bao gồm: Tủ lạnh, máy xay, máy dập nắp, bình ủ trà, dụng cụ pha chế, máy đánh kem, bình xịt, cốc và ống hút.
Ngoài ra, việc chuẩn bị nguyên liệu pha chế như lá trà, đường, kem sữa và bột là vô cùng quan trọng. Hãy mua nguyên liệu với số lượng phù hợp để tránh dư thừa. Và đảm bảo các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.3. Chi phí thuê nhân sự

Bạn không cần phải thuê nhân viên nếu mở cửa hàng take away hoặc bán hàng online. Hoặc chỉ cần 1 – 2 nhân viên trợ giúp. Trong trường hợp bạn mở quán trà sữa nhỏ vỉa hè, hãy thuê khoảng 3- 4 nhân viên. Bao gồm: nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế. Với chi phí từ 5 – 7 triệu/người.

2.4. Chi phí xây dựng thương hiệu riêng

Bạn chỉ cần tốn khoảng 7 – 10 triệu đồng để in menu, thiết kế logo, đăng ký thương hiệu. Tùy thuộc vào quy mô lớn nhỏ của quán. Thay vì bỏ ra chi phí lên đến cả tỷ đồng, tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu. Khi lựa chọn mua nhượng quyền thương hiệu. Đây là số vốn lớn đối với những bạn mới khởi nghiệp.

2.5. Một số chi phí khác

  • Chi phí Marketing: Chi phí khoảng 5 – 7 triệu. Bạn cũng có thể nhờ người thân, bạn bè chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Hoặc thuê reviewer, chạy quảng cáo, in ấn tờ rơi,…
  • Phí vận hành: Chủ yếu là tiền mạng, nước, điện, vệ sinh,… Trung bình khoảng 3 – 6 triệu/tháng.
  • Chi phí dự trù: Từ 10 – 15 triệu đồng, sử dụng vào những trường hợp khẩn cấp.

3. TOP 3+ mô hình quán trà sữa nhỏ phổ biến nhất hiện nay

3.1. Mô hình quán trà sữa nhỏ online

Sự phát triển của các app giao hàng trực tuyến đã kéo theo sự ra đời của nhiều quán trà sữa nhỏ online. Người kinh doanh mô hình này thường bán hàng trên các app giao hàng hay nền tảng xã hội. Menu và giá cả được niêm yết công khai, khi có đơn hàng sẽ chuẩn bị món. Sau đó, nhân viên giao hàng sẽ đến tận quán lấy và mang đi ship.
Dịch vụ này không yêu cầu tiền thuê nhân sự, trang trí quán hay mặt bằng. Nhưng có thể gặp một số vấn đề như: đổ vỡ trong quá trình giao hàng hoặc phí giao hàng cao.

3.2. Mô hình quán trà sữa take away

Chỉ cần bỏ ra 15 – 17 triệu đồng để mua xe đẩy, cơ sở vật chất và nguyên liệu làm trà sữa là bạn đã có thể bắt đầu quá trình khởi nghiệp của mình. Với hình thức bán take away. Bạn nên trang trí biển hiệu bắt mắt bằng đèn led hay bật nhạc để tạo dấu ấn. Dù số vốn thấp nhưng bạn có thể gặp phải một số trở ngại. Như điều kiện thời tiết thất thường, hoặc bị dân phòng và công an “hỏi thăm”.

quán trà sữa take away

3.3. Mô hình quán trà sữa nhỏ vỉa hè

Chi phí bỏ ra cho việc thuê mặt bằng, nhân viên, thiết kế quán rơi vào khoảng 50 – 70 triệu đồng. Điều quan trọng nhất là sản phẩm của bạn phải đặc sắc và hợp thị hiếu. Để không bị lu mờ trước những thương hiệu lớn.

4. Lưu ý khi kinh doanh mô hình quán trà sữa nhỏ

  • Vị trí: Hãy ưu tiên những nơi đông đúc, gần các trường học, văn phòng. Hoặc các khu vực tập trung nhiều quán ăn và cửa hàng mua sắm. Một vị trí thuận tiện sẽ giúp quán thu hút khách hàng dễ dàng hơn.
  • Diện tích: Chọn không gian vừa đủ để bố trí bàn ghế, khu vực pha chế và lưu trữ nguyên liệu. Diện tích nhỏ gọn nhưng hợp lý sẽ giúp bạn quản lý quán hiệu quả hơn.
  • Thực đơn hấp dẫn: Tạo thực đơn đa dạng với nhiều loại trà sữa, hương vị và topping khác nhau. Đồng thời, có thể bổ sung các món ăn nhẹ hoặc đồ uống khác. Để tăng sức hút với khách hàng.
  • Nguyên liệu chất lượng: Lựa chọn nguyên liệu đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ và an toàn. Giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm của quán.
  • Thiết kế không gian: Tạo không gian quán thân thiện và thoải mái với thiết kế ấm cúng, sử dụng ánh sáng, màu sắc hài hòa. Và các chi tiết trang trí độc đáo để gây ấn tượng và giữ chân khách hàng.

nội thất quán trà sữa nhỏ

5. Tạm kết

Kinh doanh mô hình quán trà sữa nhỏ là một hành trình đầy thú vị nhưng không kém phần thử thách. Bằng cách hiểu rõ ưu nhược điểm, chuẩn bị kỹ lưỡng về chi phí và lựa chọn mô hình phù hợp, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để thành công. Hãy không ngừng học hỏi, sáng tạo và nắm bắt xu hướng để đưa quán của mình phát triển mạnh mẽ. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top