Lập bản đồ nội dung: hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp

Bạn đang muốn xây dựng chiến lược nội dung cho doanh nghiệp? Hãy tìm hiểu Bản đồ nội dung l(content mapping) sau đây!

Tại sao?

Nếu làm đúng, nó giúp bạn tổ chức nội dung hiệu quả. Bạn sẽ dễ dàng hỗ trợ khách hàng tiềm năng và hiện tại khi họ tương tác với thương hiệu. Nhờ đó, bạn sẽ biết rõ nội dung mình có, cần gì và nên đặt ở đâu trên website.
Với bản đồ nội dung, các hoạt động marketing nội dung của bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng hơn và (hy vọng) sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giải thích bản đồ nội dung là gì và cách tạo một bản đồ cho riêng bạn.

Bản đồ nội dung là gì?

Bản đồ nội dung là việc phân loại và lập kế hoạch cho các nội dung hiện có và tương lai sao cho phù hợp với các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng.
Có nhiều cách để hiểu hành trình khách hàng từ lúc biết đến thương hiệu cho đến khi họ mua sản phẩm. Nhưng thường, nó được chia thành ba giai đoạn chính:

  • Nhận thức: Ở giai đoạn này, khách hàng nhận ra họ có vấn đề cần giải quyết. Ví dụ, họ phát hiện cần sửa mái nhà.
  • Cân nhắc: Lúc này, khách hàng đang tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho vấn đề của họ. Ví dụ, tìm hiểu về các công ty sửa chữa mái nhà.
  • Quyết định: Ở giai đoạn cuối cùng, họ quyết định mua sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, họ chọn một công ty sửa mái và đặt lịch kiểm tra.

lập bản đồ nội dung

Lợi ích của bản đồ nội dung

1.Hiểu hành trình khách hàng

Lập bản đồ nội dung giúp bạn hiểu rõ những trải nghiệm khách hàng trải qua khi tiếp cận thương hiệu của bạn. Bạn sẽ xác định được những khó khăn, ưu tiên của họ, cảm thông với suy nghĩ của họ, và hiểu rõ các câu hỏi, nhu cầu của họ. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn tạo nội dung tốt hơn mà còn định hướng các nỗ lực sáng tạo và triển khai nội dung của bạn.

2.Đảm bảo nội dung cho từng giai đoạn

Bản đồ nội dung đảm bảo các nội dung của bạn hỗ trợ lẫn nhau. Chúng củng cố các giá trị cốt lõi và giải quyết các câu hỏi của khách hàng trong từng giai đoạn. Ví dụ, ở giai đoạn nhận thức, bạn phản ánh vấn đề của khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn và đưa ra giải pháp. Trong giai đoạn cân nhắc, bạn giúp họ hiểu rõ các lựa chọn có sẵn. Còn trong giai đoạn quyết định, bạn cung cấp thông tin cần thiết để họ tự tin chọn sản phẩm của bạn (bằng chứng xã hội, so sánh, v.v.).

3.Phát hiện khoảng trống nội dung

Lập bản đồ nội dung giúp bạn dễ dàng phát hiện những chủ đề chưa được khai thác nhưng lại rất quan trọng đối với đối tượng mục tiêu. Bạn có thể tạo thêm nội dung về các chủ đề này để cung cấp đủ thông tin cho khách hàng tiềm năng, giúp họ đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn.

Làm sao để bắt đầu lập bản đồ nội dung?

Hãy làm theo các bước sau:

  1. Xác định đối tượng mục tiêu: Hiểu rõ người bạn muốn tiếp cận thông qua nội dung.
  2. Định nghĩa hành trình khách hàng: Xác định các giai đoạn khách hàng trải qua trước khi mua hàng, cùng với các câu hỏi, cảm xúc và nhu cầu của họ ở từng giai đoạn.
  3. Lập danh sách nội dung hiện có: Tạo danh sách tất cả các nội dung hiện có và gán chúng vào các giai đoạn trong hành trình khách hàng.
  4. Phát hiện khoảng trống nội dung: Xác định các chủ đề chưa được đề cập nhưng rất quan trọng để giúp khách hàng tiềm năng mua hàng.
  5. Tạo kế hoạch nội dung: Biến các chủ đề chưa được khai thác thành kế hoạch nội dung ưu tiên để đơn giản hóa quá trình tạo nội dung.

Xác định đối tượng mục tiêu

Trước khi lập bản đồ nội dung, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu, nghĩa là hiểu rõ ai là người bạn muốn tiếp cận qua nội dung.
Trong marketing, điều này được thực hiện bằng cách tạo một persona—hình ảnh đại diện cho người thuộc thị trường mục tiêu.

Buyer Persona vs. Reader Persona

Khi xác định đối tượng mục tiêu, cần phân biệt giữa buyer persona và reader persona. Điều này còn tùy thuộc vào doanh nghiệp và chiến lược nội dung. Hai nhóm này có thể là hai đối tượng khác nhau.
Ví dụ, công ty của bạn bán phần mềm giúp đội ngũ bán hàng nâng cao năng suất và chốt nhiều hợp đồng hơn. Người ra quyết định cuối cùng về việc mua phần mềm có thể là Phó Giám đốc Bán hàng của công ty mục tiêu. Nhưng qua nghiên cứu thị trường, bạn hiểu rằng đội ngũ bán hàng cần trải nghiệm phần mềm trước để họ có thể thuyết phục Phó Giám đốc Bán hàng ra quyết định mua hàng.

B2C và B2B Personas

Mục đích của một persona là cung cấp cho đội ngũ sáng tạo thông tin cần thiết để tạo nội dung thu hút đối tượng mà persona đại diện.
Thông tin bạn đưa vào persona sẽ phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu, sản phẩm bạn cung cấp và loại thương hiệu bạn đang xây dựng.
Sẽ có sự khác biệt lớn giữa các persona dành cho thương hiệu bán hàng đến người tiêu dùng (B2C) và thương hiệu phục vụ cho doanh nghiệp (B2B).
Ví dụ, nếu bạn có một thương hiệu thương mại điện tử B2C, thông tin hữu ích về đối tượng mục tiêu có thể bao gồm độ tuổi, giới tính, mức thu nhập hoặc sở thích. Ngược lại, nếu bạn bán hàng cho các doanh nghiệp khác, bạn có thể muốn tập trung vào các yếu tố như ngành nghề, quy mô công ty và chức danh trong các persona của mình.

1.Nghiên cứu Thị Trường

Một sai lầm phổ biến mà các nhà marketing thường mắc phải là nghĩ rằng họ đã biết tất cả về đối tượng mục tiêu của mình.
Một trong những cách nhanh nhất để nhận ra bạn chưa biết bao nhiêu và thực sự hiểu khách hàng tiềm năng là trò chuyện với họ.
Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện:

  • Tiến hành phỏng vấn. Phỏng vấn những người phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Mục đích là để tìm hiểu các vấn đề họ gặp phải, chủ đề họ quan tâm và họ đang tìm kiếm điều gì từ một giải pháp từ phía doanh nghiệp.
  • Tổ chức nhóm thảo luận. Tổ chức một buổi thảo luận với những cá nhân phù hợp với mô tả đối tượng mục tiêu. Ghi chú những điểm mà họ cảm thấy quan trọng nhất.
  • Theo dõi các cuộc thảo luận trực tuyến. Đọc qua các cuộc thảo luận trực tuyến liên quan đến ngành của bạn để nắm bắt suy nghĩ và những vấn đề khách hàng tiềm năng đang quan tâm.
  • Nói chuyện với các đội ngũ chăm sóc khách hàng. Liên hệ với các đại diện bán hàng và hỗ trợ khách hàng trong công ty bạn. Tìm hiểu những mối quan tâm mà khách hàng và khách hàng tiềm năng đang có cũng như các câu hỏi họ thường hỏi.
  • Khảo sát khách hàng hiện tại. Nếu doanh nghiệp của bạn đã có khách hàng trong thị trường bạn muốn nhắm đến, hãy gửi cho họ một khảo sát qua email.

2. Định Nghĩa Hành Trình Khách Hàng

Bước tiếp theo là xác định các giai đoạn cụ thể mà khách hàng trải qua trước khi quyết định mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.
Cho mỗi giai đoạn, bạn sẽ muốn liệt kê:

  • Tình huống của khách hàng: Họ đang đối mặt với vấn đề nào? Họ có những nguồn lực gì để giải quyết?
  • Câu hỏi mà khách hàng đặt ra: Họ đang tìm kiếm câu trả lời nào? Có câu hỏi nào họ cần biết nhưng chưa nghĩ tới không?
  • Các loại nội dung phù hợp nhất: Dựa trên tình huống và câu hỏi của khách hàng, loại nội dung nào sẽ giúp họ có được thông tin cần thiết?

Quay lại ví dụ trước, đây có thể là hình thức ở mỗi giai đoạn của hành trình khách hàng:

Nhận Thức

Khách hàng mục tiêu đang phải đối mặt với mái nhà bị rò rỉ. Họ đang tìm cách hiểu rõ hơn về hiện tượng rò rỉ mái, lý do tại sao nó xảy ra và cách khắc phục.
Họ có thể đang hỏi hàng xóm, đọc bài viết trực tuyến hoặc đăng câu hỏi trên các diễn đàn.
Một số câu hỏi họ có thể đặt ra ở giai đoạn này bao gồm:

  • Làm thế nào để sửa mái nhà bị rò rỉ?
  • Làm thế nào để vá chỗ rò rỉ trên mái?
  • Làm thế nào để ngăn chặn rò rỉ mái?
  • Chi phí kiểm tra mái là bao nhiêu?

Nội dung phù hợp để tạo ra trong trường hợp này có thể là các bài viết hoặc video giáo dục. Đó là để trả lời các câu hỏi của khách hàng tiềm năng.

Cân Nhắc

Ở giai đoạn này, người tiêu dùng đang xem xét các lựa chọn để sửa mái nhà bị rò rỉ. Họ có thể đang cân nhắc tự sửa chữa hoặc tìm hiểu về các công ty sửa chữa mái khác nhau.
Câu hỏi mà họ muốn tìm câu trả lời bao gồm:

  • Tôi có nên tự sửa mái nhà bị rò rỉ không?
  • Nên tìm kiếm điều gì ở một công ty sửa chữa mái?
Quyết Định

Khi họ đến giai đoạn quyết định, họ đã sẵn sàng để thực hiện giao dịch. Tất cả những gì họ cần chỉ là một chút động viên để tiến hành.
Một số câu hỏi họ có thể cần được giải đáp ở giai đoạn này bao gồm:

Điều gì làm cho công ty sửa chữa mái của bạn tốt hơn các công ty tương tự khác trong khu vực của tôi?
Dịch vụ của bạn có giá bao nhiêu?
Bạn mất bao lâu để sửa mái nhà của tôi?
Có nhiều loại nội dung khác nhau có thể hỗ trợ trong giai đoạn quyết định. Một trong những lựa chọn thường được sử dụng là tạo một trang đích nơi bạn trả lời bất kỳ câu hỏi nào có thể ngăn cản khách hàng mua hàng từ công ty của bạn.

3. Lập Bản Đồ Nội Dung Hiện Có với Các Giai Đoạn của Hành Trình Khách Hàng

Khi bạn đã xác định các giai đoạn mà khách hàng trải qua trước khi quyết định mua hàng, đã đến lúc lập bản đồ nội dung hiện có của bạn cho từng giai đoạn.
Để làm điều này, hãy tạo một bảng tính. Mỗi phần nội dung sẽ là một hàng trong bảng. Đảm bảo ghi chú các thông tin sau cho mỗi phần nội dung:

  • Tiêu đề
  • Liên kết
  • Loại nội dung (ví dụ: bài viết blog, ebook, v.v.)
  • Giai đoạn của hành trình khách hàng mà nó hướng tới
  • Persona mà nó nhắm đến

Điều này sẽ là bản đồ nội dung ban đầu của bạn.

4. Tìm Kiếm Khoảng Trống Nội Dung

Một số câu hỏi có thể khá rõ ràng với bạn dựa trên nghiên cứu khách hàng trước đó. Một công cụ mà doanh nghiệp nên sử dụng là Semrush. Công cụ này có thể giúp bạn phát hiện những câu hỏi mà bạn chưa nghĩ tới.

5. Tạo Kế Hoạch Nội Dung

Phân tích khoảng trống nội dung từ bước trước có thể đã cho bạn nhiều chủ đề để khai thác.
Bước tiếp theo là xác định ưu tiên cho các chủ đề này.
Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn quyết định chủ đề nào nên được ưu tiên:

  • Có giai đoạn nào trong hành trình khách hàng chưa được phục vụ tốt không?
  • Các persona nào chưa được chăm sóc đầy đủ?
  • Nếu các persona đều được phục vụ, có một persona nào có ROI cao hơn đáng được đầu tư nội dung ?
  • Có kênh nào chưa được khai thác hiệu quả không?
  • Có loại tài sản nào chưa được sử dụng đúng mức không?
  • Tài sản nào nên được ưu tiên dựa trên khả năng chuyển đổi hoặc chi phí sản xuất thấp không?

Lời kết

Trên đấy là bài viết về lập bản đồ nội dung (content mapping) trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Hãy cùng đón đọc những bài viết khác từ LiC Agency nhé!

Đánh giá bài viết
Tags
Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Đọc gì tiếp theo