Category Khởi nghiệp
kinh doanh nước ép trái cây

Tìm hiểu tại sao nên kinh doanh nước ép trái cây, khám phá các mô hình khởi nghiệp mang lại lợi nhuận cao.

Nước ép trái cây không chỉ là thức uống yêu thích mà còn là biểu tượng của lối sống lành mạnh. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, việc kinh doanh nước ép trái cây trở thành lựa chọn hấp dẫn. Đối với những người muốn khởi nghiệp với số vốn ít nhưng tiềm năng lợi nhuận cao. Cùng khám phá lý do nên đầu tư vào lĩnh vực này, các mô hình kinh doanh phổ biến.

1. Tại sao nên kinh doanh nước ép trái cây?

Những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Quyết định lựa chọn của họ có thể bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến thành phần tự nhiên của sản phẩm và vấn đề dinh dưỡng. Vậy nên, các quán nước ép mọc lên như nấm tại các tuyến phố, cung đường tại các thành phố lớn. Đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Bởi đây là thức uống có lợi và phù hợp với tất cả mọi người. Chỉ cần số vốn ít bạn cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh nước ép trái cây.

nước ép cam

2. TOP 5 mô hình kinh doanh nước ép trái cây thu về lợi nhuận cao

Sau đây, LiC Agency sẽ giới thiệu đến bạn danh sách 5 mô hình kinh doanh nước ép trái cây phổ biến nhất hiện nay:

2.1. Mô hình kinh doanh nước ép trái cây bằng xe đẩy

Những bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng không có quá nhiều vốn có thể kinh doanh theo hình thức này. Bạn chỉ cần trang bị đầy đủ dụng cụ pha chế; trang trí xe bán hàng với logo, màu sắc nổi bật; trưng bày nhiều loại trái cây. Và cuối cùng là lựa chọn địa điểm bán có nhiều người qua lại. Để bắt đầu công cuộc làm chủ của mình.

2.2. Mô hình quán nước ép, sinh tố detox

Như đã nói ở trên, xu hướng lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe ngày càng được chú ý. Vậy nên đừng chần chừ, hãy tham gia ngay một khóa học pha chế sinh tố, nước ép detox. Để có đủ kiến thức trong việc sơ chế, bảo quản trái cây và kết hợp nguyên liệu, định giá bán,… Từ đó, tự tin hơn trong việc kinh doanh.

2.3. Mô hình kinh doanh nước ép trái cây – trái cây dĩa.

Sẽ không tốn nhiều chi phí để kết hợp nước ép và trái cây dĩa với nhau. Bên cạnh đó, trái cây tô/ trái cây dĩa còn là món ăn vặt được lòng rất nhiều bạn trẻ. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh mô hình này.

2.4. Kinh doanh kết hợp nước mía – rau má – nước ép trái cây

Đây đều là những thức uống lành mạnh, có thể uống suốt năm, giá thành rẻ. Việc kết hợp thêm hai loại nước này vào thực đơn sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.

2.5. Kinh doanh bánh flan – sinh tố – chè

Chè và bánh flan vẫn là món ăn được nhiều người yêu thích dù thị trường liên tục cho ra đời các món tráng miệng mới. Như milo dầm, sữa chua trân châu, bingsu,… Bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà không cần bỏ thêm quá nhiều vốn.

3. 5 chiến lược kinh doanh nước ép trái cây hiệu quả

3.1. Lựa chọn đúng thời điểm và địa điểm mở quán

Để khởi nghiệp kinh doanh nước ép trái cây thành công, bạn cần kết hợp hài hòa giữa thời điểm, địa điểm và kiến thức chuyên môn. Khai trương quán vào mùa hè hoặc thời điểm nắng nóng sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng.
Đối với quán online, địa điểm không còn là vấn đề lớn, bạn có thể kinh doanh ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu mở quán cố định, hãy ưu tiên các vị trí đông người qua lại như gần công viên, trường học, khu dân cư. Hoặc các tuyến đường sầm uất. Nếu chọn kinh doanh vỉa hè, cần lưu ý trang trí xe bán đẹp mắt. Đồng thời nắm rõ các quy định tại khu vực.
Ngoài ra, nâng cao kiến thức về các loại trái cây và cách pha chế là yếu tố quan trọng. Để tạo nên những ly nước ép chất lượng, đáp ứng khẩu vị khách hàng.

quán bán nước ép

3.2. Lên kế hoạch thực đơn và định giá hợp lý

Xây dựng menu với những món phổ biến và được khách hàng yêu thích. Tránh tình trạng thêm quá nhiều lựa chọn dẫn đến lãng phí. Khi định giá, hãy cân nhắc kỹ mức chi phí, giá cả thị trường và đối tượng khách hàng. Một mức giá hợp lý sẽ giúp quán giữ được lòng tin từ khách hàng mà không làm mất đi lợi nhuận.

3.3. Tạo sự khác biệt trong cạnh tranh

Cạnh tranh luôn là yếu tố thách thức, nhưng cũng là cơ hội để quán nổi bật. Phân tích thị trường và đối thủ tại khu vực kinh doanh sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Như cải thiện chất lượng sản phẩm, không gian quán, hay phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Hãy chú trọng vào việc giữ chân khách hàng thông qua thái độ phục vụ tận tâm và chương trình khuyến mãi sáng tạo. Như tích điểm đổi quà, tặng kèm sản phẩm hoặc tổ chức các minigame thu hút sự chú ý.

3.4. Quản lý tài chính thông minh

Kỹ năng quản lý tài chính là chìa khóa quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của quán. Theo dõi thu chi hàng ngày, kiểm kê hàng tồn kho và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh. Công nghệ hiện đại không chỉ giúp giảm thiểu sai sót mà còn hỗ trợ bạn đánh giá chính xác lợi nhuận, lỗ lãi.

3.5. Tận dụng công nghệ để quản lý hiệu quả

Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ đắc lực giúp bạn giám sát hoạt động quán một cách toàn diện. Từ việc quản lý nguyên liệu, theo dõi hóa đơn, đến kiểm kê hàng tồn. Tất cả đều có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Ngay cả khi kinh doanh vỉa hè, các thiết bị bán hàng di động cũng hỗ trợ bạn in hóa đơn trực tiếp. Đảm bảo trải nghiệm chuyên nghiệp cho khách hàng.

xe đẩy bán nước ép

4. 3 góc khuất không thể bỏ qua khi mở quán bán nước ép trái cây

4.1. Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng

“Không đảm bảo” tức là không đáp ứng được tiêu chí tươi ngon, sạch sẽ; bên cạnh đó là không đủ để cung cấp nhu cầu của quán. Bạn cần chú trọng đến 3 điểm quan trọng sau để đối phó với điều này.
Thứ nhất là lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín. Tiếp theo là cam kết cụ thể trong bản hợp đồng ký kết về các tiêu chí cần tối ưu. Đồng thời đưa ra các biện pháp giải quyết nếu có sự cố xảy ra. Cuối cùng là chuẩn bị phương án thay thế để giải quyết nếu có sự cố (đơn vị cung ứng khác).

4.2. Chiêu trò của đối thủ

Để ngăn những cạnh tranh “không lành mạnh” từ đối thủ, trước hết bạn cần làm tốt mọi yếu tố để kẻ thù không tìm được sơ hở. Cùng lúc đó, quản lý thông tin khách hàng một cách nghiêm ngặt để đối tượng không có cơ hội đặt điều. Bằng cách lắp đặt camera hoặc setup phần mềm quản lý chuyên nghiệp. Để tạo ra dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp, bạn cũng có thể trao thẻ thành viên cho khách hàng thân quen.

4.3. Thời tiết bất thường

Việc duy trì sức bán hàng vào những ngày thời tiết xấu là điều không tưởng. Nếu bạn không dự trù tốt, có thể sẽ gây tốn kém nguyên liệu hoặc không bán được hàng. Do đó, vào những ngày điều kiện mưa nắng thất thường, bạn chỉ nên mua lượng nguyên liệu bằng ⅓ hoặc ½ thông thường.

trời mưa

5. Kinh nghiệm kinh doanh nước ép trái cây

5.1. Quản lý nhân sự

Bạn có thể thuê nhân viên part-time nếu quán có quy mô nhỏ. Với mức lương trung bình từ 20 – 25k/giờ. Nếu mô hình nhỏ hơn, bạn hoàn toàn có thể làm một mình và cắt giảm khoản này. Nhằm tiết kiệm chi phí. Bạn nên dùng thêm phần mềm quản lý trong trường hợp thuê nhân công. Để tiện theo dõi công việc và hạn chế thất thoát doanh thu.

5.2. Quản lý nguyên liệu quán nước ép

Là mặt hàng dễ hư hỏng, bạn không nên để trái cây quá lâu vì nó có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận. Bạn cũng cần lên số lượng cần mua vào từng thời điểm. Để tránh việc lãng phí nguyên liệu.

5.3. Hợp tác bán hàng với các app đặt hàng trực tuyến

Việc liên kết bán hàng trực tuyến với ShopeeFood, Grabfood, BeFood có thể giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng.

6. Tạm kết

Nhìn chung, kinh doanh nước ép trái cây không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Nhất là khi ngày càng nhiều người quan tâm đến thực phẩm lành mạnh. Với những mô hình kinh doanh sáng tạo, chiến lược tiếp thị hiệu quả. Và khả năng quản lý chặt chẽ, bạn hoàn toàn có thể phát triển một quán nước ép thành công. Hãy lên kế hoạch rõ ràng và không ngừng cải thiện để biến ý tưởng kinh doanh này thành hiện thực. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp của LiC Agency. Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top