Hostess là gì? Tất tần tật về công việc của một nhân viên hostess

hostress là gì

Hostess là gì? Hướng dẫn chi tiết về công việc tiếp đón khách và những kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề hostess.

Trong ngành dịch vụ, hostess đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Vậy hostess là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về công việc của một hostess, những yêu cầu cần có của nhân viên hostess.

1. Hostess là gì?

Hostess là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên phục vụ khách tại các nhà hàng, khách sạn. Họ có nhiệm vụ chính là đón tiếp khách, hướng dẫn chỗ ngồi và đảm bảo khách có được trải nghiệm thoải mái ngay từ lúc bước vào. Hostess thường là người đầu tiên khách hàng gặp. Do đó, họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu. Cũng như xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp cho cơ sở.
Công việc của hostess không chỉ dừng lại ở việc đón tiếp khách. Mà còn bao gồm việc phối hợp với các bộ phận khác trong nhà hàng, khách sạn để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

nhân viên hostress tại khách sạn

2. Nhiệm vụ của nhân viên hostess

Nhân viên hostess đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng. Từ việc chào đón khách đến hỗ trợ các công việc hậu cần. Dưới đây, LiC Agency sẽ chia sẻ cho bạn một số nhiệm vụ chính của một hostess:

2.1 Chào đón và tiếp đón khách hàng

Hostess là người đầu tiên khách gặp khi đến nhà hàng, khách sạn. Công việc của họ bắt đầu bằng việc chào đón khách một cách nhiệt tình, hướng dẫn khách đến chỗ ngồi. Đồng thời phải làm cho họ cảm thấy thoải mái ngay từ đầu.

2.2 Quản lý đặt chỗ và sắp xếp chỗ ngồi

Trong nhà hàng hoặc khách sạn đông khách, hostess cần quản lý việc đặt chỗ và sắp xếp các bàn sao cho hợp lý. Họ cần phải giữ sổ đặt chỗ. Đảm bảo khách hàng được phục vụ đúng lúc và không bị chờ lâu.

2.3 Giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin

Hostess cũng có thể cần cung cấp thông tin về thực đơn, chương trình khuyến mãi. Hoặc các dịch vụ khác trong cơ sở. Khách hàng thường sẽ hỏi về các món ăn đặc biệt hoặc lựa chọn đồ uống. Kh đó, hostess có nhiệm vụ cung cấp các thông tin này một cách chính xác.

hostress giải đáp thắc mắc cho khách hàng

2.4 Điều phối và hỗ trợ các bộ phận khác

Hostess cần phối hợp với nhân viên phục vụ bàn, bếp, thu ngân để đảm bảo quá trình phục vụ diễn ra suôn sẻ và không có sự cố. Nếu có yêu cầu đặc biệt từ khách, hostess cũng sẽ chuyển thông tin cho các bộ phận liên quan.

2.5 Quản lý dòng khách

Đặc biệt trong những giờ cao điểm, hostess cần quản lý dòng khách vào. Đảm bảo khách không phải chờ quá lâu. Cũng như giữ được không khí nhà hàng thoải mái, dễ chịu.

2.6 Giải quyết các tình huống khẩn cấp

Nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, như khách hàng phàn nàn về dịch vụ, hostess là người đầu tiên tiếp nhận phản hồi và xử lý tình huống. Sau đó, chuyển giao cho các bộ phận liên quan nếu cần thiết.

3. Cần những yếu tố gì để trở thành nhân viên hostess?

Để trở thành một nhân viên hostess thành công, bạn cần một số yếu tố và kỹ năng cơ bản. Cụ thể như sau:

vị trí hostress trong nhà hàng

3.1 Kỹ năng giao tiếp tốt

Hostess cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và tự tin. Vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Một nhân viên hostess giỏi cần biết cách chào đón khách một cách nhiệt tình, lịch sự và chuyên nghiệp.

3.2 Ngoại hình lịch sự và gọn gàng

Vì hostess là người đầu tiên khách hàng gặp, ngoại hình của họ rất quan trọng. Một ngoại hình chỉnh chu, sạch sẽ và trang phục phù hợp sẽ giúp tạo ấn tượng tốt và thể hiện sự tôn trọng đối với khách.

3.3 Khả năng tổ chức và quản lý thời gian

Công việc của một hostess có thể rất bận rộn. Đặc biệt vào giờ cao điểm. Bạn cần phải quản lý các đặt chỗ, sắp xếp chỗ ngồi. Đồng thời giải quyết các tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng.

3.4 Tính kiên nhẫn và xử lý tình huống tốt

Trong môi trường làm việc với nhiều khách hàng, sẽ có lúc xảy ra tình huống căng thẳng. Việc giữ được bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là một kỹ năng quan trọng đối với một hostess.

nhân viên hostress đón khách

3.5 Khả năng làm việc nhóm

Hostess không làm việc đơn lẻ mà cần phối hợp với các bộ phận khác như bếp, phục vụ và quản lý. Khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả với các đồng nghiệp sẽ giúp công việc diễn ra suôn sẻ hơn.

3.6 Thái độ thân thiện và niềm nở

Một hostess luôn tươi cười và niềm nở sẽ tạo ra bầu không khí tích cực. Từ đó giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và được chào đón.

4. Lời kết

Trên đây, LiC Agency đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Hostess là gì?”. Đồng thời mang đến những kiến thức hữu ích về vị trí Hostess trong nhà hàng khách sạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Marketing Khách Sạn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
Tags
Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc gì tiếp theo