Chiến lược giá toàn diện đưa doanh thu khách sạn chạm đỉnh

doanh thu khách sạn

Doanh thu khách sạn là gì? Tìm hiểu ngay các chiến lược giá giúp khách sạn tăng doanh thu và thu hút khách hàng.

Doanh thu khách sạn là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững của một cơ sở lưu trú. Vậy cụ thể doanh thu khách sạn là gì? Làm thế nào để tăng doanh thu khách sạn với các chính sách về giá? Tham khảo ngay bài viết sau để tìm thấy câu trả lời chính xác nhất.

1. Tìm hiểu về doanh thu khách sạn

Doanh thu khách sạn là tổng số tiền mà một khách sạn thu được từ việc cung cấp dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Các nguồn doanh thu chính của khách sạn bao gồm:

  • Doanh thu phòng: Thu từ việc cho khách thuê phòng. Nguồn doanh thu này thường chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của khách sạn.
  • Doanh thu từ dịch vụ ăn uống: Bao gồm tiền thu từ nhà hàng, quầy bar, buffet, hay dịch vụ phòng.
  • Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung: Các dịch vụ như spa, phòng gym, dịch vụ giặt là, thuê xe, tổ chức sự kiện, hội nghị,…
  • Doanh thu từ bán các sản phẩm: Các mặt hàng tiêu dùng trong phòng như nước uống, đồ ăn nhẹ, đồ dùng cá nhân.
  • Doanh thu khách sạn là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Qua đó giúp quản lý điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa lợi nhuận.

doanh thu khách sạn là gì

2. Bật mí các chiến lược giá giúp tăng doanh thu khách sạn

Một trong những yếu tố quan trọng giúp khách sạn tối ưu hóa lợi nhuận chính là chiến lược giá hợp lý. Việc xác định mức giá phù hợp không chỉ thu hút khách hàng mà còn đảm bảo doanh thu ổn định. Dưới đây, LiC Agency sẽ bật mí một số chiến lược giá hiệu quả mà khách sạn có thể áp dụng để tăng trưởng doanh thu một cách bền vững.

2.1 Định giá theo công suất phòng

Một trong những chiến lược giá hiệu quả là định giá theo công suất phòng. Chiến lược này có thể được hiểu đơn giản là điều chỉnh giá dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường. Cụ thể, khi công suất phòng cao, giá sẽ được điều chỉnh tăng. Ngược lại khi công suất phòng thấp, giá sẽ giảm. Phương pháp này giúp khách sạn tối ưu hóa doanh thu, bán được nhiều phòng hơn trong những thời điểm công suất thấp. Cũng như kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi công suất cao.
Bên cạnh đó, chiến lược này giúp khách sạn hiểu rõ hơn về sự cân bằng giữa cung và cầu. Đồng thời nhận diện những thời điểm thích hợp để tăng giá. Hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm bán phòng hiệu quả nhất. Điều quan trọng là luôn theo dõi và điều chỉnh chính sách giá thường xuyên. Nếu một loại phòng không bán được, khách sạn cần xem xét lại. Đồng thời điều chỉnh chiến lược phù hợp để cải thiện tình hình.

chiến lược định giá theo công suất phòng

2.2 Định giá dựa trên dự báo

Chiến lược định giá dựa trên dự báo sử dụng các biến động và nhu cầu của khách hàng trong quá khứ để áp dụng vào hiện tại. Sức mạnh của dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo chính xác. Khi đó càng có nhiều dữ liệu, dự báo càng đáng tin cậy. Có hai loại dữ liệu mà khách sạn có thể khai thác:

  • Dữ liệu nội bộ: Bao gồm các yếu tố như công suất phòng, thời gian lưu trú, doanh thu trong ba tháng gần nhất. Hoặc từ các năm trước để tìm ra điểm tương đồng và áp dụng cho hiện tại.
  • Dữ liệu thị trường: Bao gồm thông tin về đối thủ cạnh tranh, xu hướng nhu cầu du lịch, chính sách du lịch hiện tại, …
    Chiến lược định giá này giúp khách sạn có cái nhìn toàn diện. Từ đó đưa ra chiến lược giá phù hợp, tối ưu hóa doanh thu và nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.3 Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh

Nếu hiểu rõ mức giá mà các đối thủ trong cùng phân khác đang áp dụng thì bạn có thể tham khảo cách định giá này. Điều quan trọng nhất là nghiên cứu kỹ lưỡng mức giá từng loại phòng mà đối thủ đưa ra. Đồng thời xem phản ứng của khách hàng đối với các mức giá đó. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến cách mà đối thủ thu hút khách hàng. Cũng như cách họ điều chỉnh giá. Từ việc tăng giảm giá phòng đến việc tung ra các ưu đãi đặc biệt.
Hãy so sánh mức giá của khách sạn mình với các đối thủ để đánh giá xem liệu giá của bạn có đủ hấp dẫn với khách hàng hay không. Bằng việc thu thập và phân tích thông tin một cách chính xác, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng về chiến lược kinh doanh của đối thủ. Cũng như hành vi chi tiêu của khách hàng. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

2.4 Định giá dựa trên thời gian lưu trú

Chiến lược này còn được biết đến với tên gọi “giá tốt nhất hiện có” (Best Available Rate). Khi đó, giá phòng được điều chỉnh dựa trên ngày đến và thời gian lưu trú của khách. Để áp dụng hiệu quả, bạn cần phải phân tích và dự báo nhu cầu thực tế. Cũng như sự nhạy cảm về giá của khách hàng.

chiến lược định giá dựa trên thời gian lưu trú

Một số chiến lược định giá thích hợp có thể bao gồm:

  • Trường hợp khách nhận phòng vào thứ Tư và trả phòng vào thứ Bảy, giá phòng có thể tăng thêm vào đêm thứ Sáu. Do đây là mức giá cuối tuần.
  • Giá phòng có thể thay đổi theo từng ngày. Cụ thể, mỗi đêm lưu trú sẽ được áp dụng một mức giá khác nhau.
  • Trong mùa cao điểm, áp dụng chính sách “Hủy không hoàn tiền” để đảm bảo lợi nhuận tối ưu.
  • Việc thay đổi giá linh hoạt theo từng yếu tố này sẽ giúp khách sạn tối đa hóa doanh thu. Cũng như phù hợp với sự biến động của thị trường.

2.5 Định giá dựa trên phân khúc

Đối với chiến lược định này, bạn có thể áp dụng các mức giá khác nhau cho cùng một loại phòng. Điều này được xác định tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn, khách mới có thể phải trả 100% giá phòng. Trong khi đó khách hàng quen thuộc hoặc khách được giới thiệu chỉ phải trả 90%. Bên cạnh đó, khách sạn cũng có thể áp dụng mức giá khác nhau cho các loại phòng có đặc điểm khác nhau. Ví dụ như phòng hướng biển sẽ có giá cao hơn phòng hướng vườn. Khi khách sạn cung cấp nhiều phân khúc và loại phòng khác nhau, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao. Qua đó giúp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

2.6 Định giá theo gói dịch vụ

Đây là một chiến lược hiệu quả giúp khách sạn tối đa hóa doanh thu và thu hút khách hàng. Thay vì chỉ đơn thuần bán phòng, khách sạn có thể tạo ra các gói dịch vụ. Bao gồm phòng ở, tiện ích, dịch vụ ăn uống và các trải nghiệm khác với mức giá hợp lý. Điều này không chỉ tạo cảm giác khách hàng đang nhận được ưu đãi. Mà còn khuyến khích họ mua thêm dịch vụ.
Bạn có thể áp dụng các gói phổ biến như bữa sáng, gói dành cho cặp đôi. Hoặc kết hợp với tour du lịch. Đây là những lựa chọn hấp dẫn giúp khách sạn bán được nhiều dịch vụ và thu hút khách đặt phòng. Để đạt hiệu quả tối ưu, khách sạn cần nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Từ đó xây dựng những gói dịch vụ phù hợp và hấp dẫn nhất.

chiến lược định giá theo gói dịch vụ

3. Lời kết

Qua bài viết trên hy vọng rằng bạn đã nắm rõ các thông tin cơ bản về doanh thu khách sạn. Đồng thời học hỏi thêm các chiến lược định giá hiệu quả giúp tăng doanh thu khách sạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Marketing Khách Sạn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
Tags
Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc gì tiếp theo