Chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn cuối năm 2024

Chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn cuối năm 2024 như thế nào? Cùng LiC Agency tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Khám phá cách xây dựng chiến lược hiệu tăng doanh thu cho khách sạn hiệu quả nhất. Bắt đầu từ cải thiện dịch vụ, tối ưu kênh đặt phòng đến xây dựng chương trình khuyến mãi đầy sáng tạo. Tìm hiểu cùng LiC Agency ngay để nâng cao lợi nhuận và thu hút khách hàng lâu dài.

1. Bối cảnh kinh doanh khách sạn gần đây

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã đón gần 9 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt qua mức đạt được trong cùng kỳ trước đại dịch năm 2019. Trong số đó, Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị phần khách quốc tế, với mức tăng trưởng gần 10% so với thời điểm trước dịch. Đồng thời, thị trường khách Trung Quốc – từng là nguồn khách lớn nhất của Việt Nam – đang dần phục hồi và trở lại vị trí dẫn đầu trong tháng 5/2024.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam vẫn chưa đạt mức trước đại dịch. Đó là do công suất phòng cho thuê vẫn giảm đáng kể. Trong khi đó, giá phòng bình quân tại Hà Nội và TP.HCM đã cao hơn so với năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng trưởng giá phòng ở Việt Nam vẫn thấp hơn các quốc gia trong khu vực.

kinh doanh khách sạn

Sự khôi phục chậm của các thị trường khách truyền thống như Nga và Trung Quốc, kết hợp với nguồn cung khách sạn mới gia tăng nhanh chóng tại các điểm đến du lịch biển, đã tạo áp lực lên công suất phòng cho thuê. Trong 4 năm, khoảng 45.000 phòng khách sạn trung và cao cấp đã được đưa vào hoạt động. Con số đã tăng 25% so với tổng nguồn cung trước đó. Từ đó tạo thách thức lớn cho ngành kinh doanh khách sạn.

2. Tầm quan trọng của chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn trong bối cảnh hiện nay

2.1 Thách thức hiện nay trong việc kinh doanh khách sạn

Ngành khách sạn tại Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng gia tăng doanh thu, bất chấp sự phục hồi đáng kể của nguồn cầu du lịch. Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, thị trường nghỉ dưỡng đang bị tác động bởi một số vấn đề nổi bật sau:

2.1.1. Dư thừa nguồn cung tại một số khu vực

Sự gia tăng nhanh chóng của các dự án quy mô lớn tại các điểm du lịch nổi tiếng đã tạo ra tình trạng dư cung. Điều này làm giảm hiệu suất vận hành. Hơn nữa còn dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở lưu trú, đặc biệt tại các khu vực ven biển. Nhiều dự án đang gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động khi thị trường không thuận lợi.

2.1.2. Thiếu hụt sản phẩm chất lượng và đa dạng

Tại TP.HCM, sự thiếu hụt các sản phẩm lưu trú đáp ứng được yêu cầu về trải nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế khiến thành phố gặp bất lợi so với các điểm đến khác trong khu vực. Việc tập trung phát triển các dự án phục vụ nhu cầu khách hàng hiện tại, thay vì mở rộng để thu hút tệp khách hàng mới, đã hạn chế tiềm năng phát triển của ngành.

2.1.3. Phát triển thiếu định hướng dài hạn

Nhiều chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp trước đây chạy theo xu hướng ngắn hạn mà không có chiến lược dài hạn về sản phẩm và mô hình kinh doanh. Điều này dẫn đến sự bất ổn khi thị trường thay đổi hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

Để vượt qua những thách thức này, ngành khách sạn cần tái định hình các chiến lược kinh doanh. Tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm là điều ưu tiên. Đồng thời mở rộng các mô hình lưu trú sáng tạo để khai thác hiệu quả nguồn cầu mới.

2.2 Tầm quan trọng của chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn

Tối ưu hóa doanh thu là một phần thiết yếu và là nền tảng quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc áp dụng các chiến lược tăng doanh thu hiệu quả giúp khách sạn tăng tỷ lệ đặt phòng. Bên cạnh đó là cải thiện trải nghiệm khách hàng và duy trì lợi thế trước áp lực từ sự dư thừa nguồn cung và nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ chất lượng.

chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn

Các biện pháp có thể kể đến như nâng cấp dịch vụ, tối ưu hóa quy trình vận hành và tạo ra các sản phẩm lưu trú phù hợp với xu hướng thị trường. Điều này giúp khách sạn thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều dự án khách sạn phát triển. Tuy nhiên lại thiếu định hướng dài hạn. Các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, công suất phòng thấp, mất cân bằng giữa cung và cầu.

Như vậy, chiến lược tối ưu doanh thu vừa cải thiện kết quả kinh doanh trước mắt mà còn tạo nên sự khác biệt bền vững. Điều này đóng vai trò quyết định trong sự thành công lâu dài của mỗi khách sạn.

3. Đảm bảo các hoạt động kinh doanh, Marketing hướng đúng tệp khách hàng mục tiêu

Hiểu rõ chân dung khách hàng mục tiêu là bước nền tảng quan trọng nhất. Mục đích là để khách sạn triển khai hiệu quả các chiến lược kinh doanh và marketing. Việc này không chỉ giúp khách sạn nhận diện đúng phân khúc khách hàng phù hợp với dịch vụ của mình mà còn mang đến khả năng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu, sở thích và thói quen tiêu dùng của họ. Từ đó, khách sạn có thể thiết kế các dịch vụ và trải nghiệm được cá nhân hóa nhằm thu hút khách hàng mới cũng như tăng tỷ lệ khách quay lại.

Ngoài ra, nghiên cứu khách hàng còn cho phép khách sạn xác định chính xác các kênh marketing hiệu quả nhất để tiếp cận nhóm đối tượng tiềm năng. Các công cụ như quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads) hoặc hợp tác với các đơn vị tổ chức tour du lịch đều có thể được triển khai một cách tối ưu, giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

4. Xây dựng, áp dụng các chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn

Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn, khách sạn cần xây dựng chiến lược tăng doanh thu toàn diện, kết hợp giữa công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý linh hoạt.

Một trong những yếu tố quan trọng là sử dụng công nghệ để tối ưu hóa vận hành. Các phần mềm quản lý khách sạn giúp tự động hóa quy trình đặt phòng, điều phối dịch vụ và theo dõi hiệu suất làm việc. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giảm thiểu sai sót mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó xây dựng lòng tin và gia tăng tỷ lệ khách quay lại.

định hướng tăng doanh thu từ các dịch vụ

Song song đó, chiến lược giá linh hoạt cũng đóng vai trò then chốt trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Các chính sách như giá theo mùa, ưu đãi khi đặt phòng sớm, hoặc giảm giá dành riêng cho khách hàng thân thiết giúp tăng doanh thu, mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo công suất phòng được duy trì ổn định.

Tóm lại, việc áp dụng chiến lược tăng doanh thu không chỉ cải thiện hiệu quả tài chính mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của khách sạn. Chiến lược đúng đắn sẽ giúp khách sạn vừa đạt được mục tiêu kinh doanh, vừa nâng cao vị thế trên thị trường cạnh tranh.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết về chủ đề chiến lược tăng doanh thu cho khách sạn cuối năm 2024. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Bài viết thuộc chuyên mục Marketing khách sạn của LiC Agency. Hãy cùng đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục nhé

Đánh giá bài viết
Tags
Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc gì tiếp theo